- Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định bổ sung 50,672 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của ngân sách trung ương năm 2016 để thực hiện nhiệm vụ giải quyết sự cố môi trường tại miền Trung.
Việc quản lý và sử dụng số kinh phí bổ sung, ký hợp đồng kinh tế, nghiệm thu, thanh lý và thanh quyết toán hợp đồng thực hiện theo quy định hiện hành.
Bộ Tài chính thực hiện thu hồi số kinh phí đã tạm ứng theo quy định; chịu trách nhiệm về nội dung và số liệu báo cáo; thông báo cụ thể số kinh phí bổ sung cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo quy định.
Trước đó, ngày 29/9, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại 4 tỉnh bị thiệt hại do sự cố môi trường biển (Quyết định 1880/QĐ-TTg), trong đó xác định 7 nhóm đối tượng được bồi thường: Khai thác hải sản; nuôi trồng thuỷ sản; sản xuất muối; hoạt động kinh doanh thuỷ sản ven biển; dịch vụ hậu cần nghề cá; dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; thu mua, tạm trữ thuỷ sản.
Đồng thời cũng quy định về định mức cụ thể cho từng nhóm đối tượng và thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng (từ 4/2016 đến hết tháng 9/2016). Giao Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ xem xét quyết định trước ngày 10/10/2016.
Ngày 30/9, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đã họp và quyết định ứng trước 3.000 tỷ đồng (từ kinh phí bồi thường của Công ty Formosa) cho các tỉnh, để tạm ứng cho các đối tượng được bồi thường thiệt hại trong thời gian chờ hoàn tất các thủ tục cần thiết.
Đến cuộc họp hôm 8/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, theo kế hoạch, trước ngày 10/10, 4 tỉnh miền Trung bị sự cố ô nhiễm môi trường biển phải báo cáo việc áp giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại của người dân về Bộ để tổng hợp gửi Bộ Tài chính xem xét bồi thường, chi trả cho người dân.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện kế hoạch này đã chậm 1 tháng so với dự kiến do các tỉnh bị mưa lũ, khối lượng công việc thống kê và xác định thiệt hại quá lớn, phức tạp, phạm vi rộng, đối tượng thiệt hại nhiều, thuộc nhiều thành phần và chưa có tiền lệ…
Ngày 4/11, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc kê khai, niêm yết, xác định thiệt hại, áp định mức, đồng thời hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của người dân.
Đến nay, theo chỉ đạo của Thủ tướng, các bộ đã tạm cấp 3.000 tỷ đồng cho 4 tỉnh. Tính đến ngày 7/11, đã có 2 tỉnh thực hiện chi trả đợt 1 cho người dân (Hà Tĩnh và Thừa-Thiên Huế) với 262 tỷ đồng./.
Trí DũngViệc quản lý và sử dụng số kinh phí bổ sung, ký hợp đồng kinh tế, nghiệm thu, thanh lý và thanh quyết toán hợp đồng thực hiện theo quy định hiện hành.
Bộ Tài chính thực hiện thu hồi số kinh phí đã tạm ứng theo quy định; chịu trách nhiệm về nội dung và số liệu báo cáo; thông báo cụ thể số kinh phí bổ sung cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo quy định.
Trước đó, ngày 29/9, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại 4 tỉnh bị thiệt hại do sự cố môi trường biển (Quyết định 1880/QĐ-TTg), trong đó xác định 7 nhóm đối tượng được bồi thường: Khai thác hải sản; nuôi trồng thuỷ sản; sản xuất muối; hoạt động kinh doanh thuỷ sản ven biển; dịch vụ hậu cần nghề cá; dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; thu mua, tạm trữ thuỷ sản.
Đồng thời cũng quy định về định mức cụ thể cho từng nhóm đối tượng và thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng (từ 4/2016 đến hết tháng 9/2016). Giao Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ xem xét quyết định trước ngày 10/10/2016.
Ngày 30/9, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đã họp và quyết định ứng trước 3.000 tỷ đồng (từ kinh phí bồi thường của Công ty Formosa) cho các tỉnh, để tạm ứng cho các đối tượng được bồi thường thiệt hại trong thời gian chờ hoàn tất các thủ tục cần thiết.
Đến cuộc họp hôm 8/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, theo kế hoạch, trước ngày 10/10, 4 tỉnh miền Trung bị sự cố ô nhiễm môi trường biển phải báo cáo việc áp giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại của người dân về Bộ để tổng hợp gửi Bộ Tài chính xem xét bồi thường, chi trả cho người dân.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện kế hoạch này đã chậm 1 tháng so với dự kiến do các tỉnh bị mưa lũ, khối lượng công việc thống kê và xác định thiệt hại quá lớn, phức tạp, phạm vi rộng, đối tượng thiệt hại nhiều, thuộc nhiều thành phần và chưa có tiền lệ…
Ngày 4/11, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc kê khai, niêm yết, xác định thiệt hại, áp định mức, đồng thời hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của người dân.
Đến nay, theo chỉ đạo của Thủ tướng, các bộ đã tạm cấp 3.000 tỷ đồng cho 4 tỉnh. Tính đến ngày 7/11, đã có 2 tỉnh thực hiện chi trả đợt 1 cho người dân (Hà Tĩnh và Thừa-Thiên Huế) với 262 tỷ đồng./.
Trí Dũng
http://kinhtevadubao.vn/