13:44 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Thứ bảy - 08/09/2018 21:53
Sáng 7/9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Quang cảnh Hội nghị sáng 7/9

Quang cảnh Hội nghị sáng 7/9

Tham dự hội nghị có 200 đại biểu đến từ các bộ, ban ngành, địa phương. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu tới dự và có bài phát biểu tại hội nghị.
Sau 10 năm thực hiện nghị quyết, nông nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng và chuyển dịch mạnh theo hướng hàng hóa với quy mô, năng suất, chất lượng ngày càng cao. Giai đoạn 2008 - 2017, tốc dộ tăng trưởng GDP ngành đạt bình quân 2,66%/năm, giá trị sản xuất tăng 3,9%/năm. Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng nhanh, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng. 
Tổng kim ngạch xuất khẩu từ 2008 - 2017 đạt trên 261 tỷ USD, tăng bình quân 9,2%/năm. Hiện đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm: Lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sắn, rau quả, tôm, cá tra, gỗ và sản phẩm từ gỗ. Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ hai tại khu vực Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. 
Thông qua phát triển kinh tế nông nghiệp, đời sống người nông dân cũng không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm nhanh qua các năm, đến cuối năm 2017 còn khoảng 8%. Thu nhập bình quân đầu người nông dân đến cuối năm 2017 đạt khoảng 32 triệu đồng/năm, tăng gần 3,5 lần so với năm 2008. 
Một trong những kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện nghị quyết là những bước tiến trong xây dựng nông thôn mới. Sau 7 năm thực hiện chương trình, toàn xã hội đã huy động được khoảng 1,67 triệu tỷ đồng để triển khai. Đến cuối năm 2017, cả nước đã có 3.069 xã (chiếm 34,4% tổng số xã) đạt chuẩn nông thôn mới…
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định một số thách thức đối với nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong giai đoạn tới. Đó là hạn chế, yếu kém nội tại của nền sản xuất nhỏ, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, các nguồn lực cho tăng trưởng sẽ ngày càng khan hiếm; cùng với đó, cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt… 
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với công nghiệp chế biến. Tổ chức lại thị trường tiêu thụ nông sản, kết nối với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu. Quan tâm, phát triển toàn diện kinh tế và hiện đại hóa hạ tầng nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn…
Phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân
Đối với TP Hà Nội, sau 10 năm thực hiện nghị quyết T.Ư 7 khóa X, nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Thủ đô đã có bước chuyển mạnh mẽ. Hà Nội đã mạnh dạn lựa chọn khâu khó nhất trong chương trình xây dựng nông thôn mới là dồn điều đổi thửa để tập trung triển khai. Trên cơ sở dồn ghép thành công 79.183ha đất nông nghiệp, TP đã chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đến nay, TP đã chuyển đổi được 17.585ha sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả, chăn nuôi xa khu dân cư, hoa và cây cảnh… 
Đáng chú ý, Hà Nội đã xây dựng và phát triển 123 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, 115 mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn. Giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội hiện đạt khoảng 160 triệu đồng/ha. Qua đó góp phần nâng thu nhập trung bình của người nông dân Thủ đô lên mức 43 triệu đồng/năm (tăng 5,4 lần so với năm 2008) và giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 8,4% (năm 2008) xuống còn gần 1,7% (cuối năm 2017)… Đặc biệt, với 4/18 huyện và 294/386 xã được công nhận đạt chuẩn, Hà Nội được T.Ư đánh giá là địa phương đi đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới.
Từ thực tiễn 10 năm thực hiện nghị quyết T.Ư 7 khóa X, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho rằng, thời gian tới, cần tiếp tục làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng, qua đó tạo đồng thuận, tích cực huy động sự tham gia của các tầng lớp xã hội đối với nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Linh hoạt, sáng tạo và cụ thể hóa nghị quyết bằng các chương trình, đề án phát triển, gắn với ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Văn Sửu cũng nhấn mạnh việc cần tiếp tục phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân, đặc biệt là vai trò giám sát, kiểm tra của người dân đối với việc thực hiện các dự án dân sinh.
Theo Lâm Nguyễn/kinhtedothi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 491714

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73538685