07:06 EST Thứ năm, 16/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cánh đồng lớn chậm lại, vì sao?

Thứ tư - 07/06/2017 20:38
Khoảng 7 năm trước, từ mô hình cánh đồng mẫu liên kết sản xuất lúa thành công đầu tiên đã mở ra chương trình cánh đồng lớn (CĐL), nhân rộng ở nhiều địa phương, nhất là vùng ĐBSCL. Tuy nhiên trong 2 năm qua tiến độ mở rộng CĐL đang chậm lại.

Hướng đi đúng, nhưng…

Qua thực tế triển khai chương trình CĐL tại các tỉnh vùng ĐBSCL đã khẳng định hướng đi đúng, đạt hiệu quả, phù hợp với định hướng tái cơ cấu của ngành nông nghiệp và xây dựng NTM ở địa phương.

14-30-08_co_gioi_ho_sx_lu_tren_cdl_o_dbscl_-_nh_hd
Cơ giới hóa SX lúa trên CĐL ở ĐBSCL

Trong điều kiện qui mô SX nông hộ, diện tích đất nhỏ lẻ, CĐL đã chứng minh sự liên kết hợp tác mang lại nhiều lợi ích cho cả hai phía nông dân và doanh nghiệp, nhất là tạo điều kiện áp dụng theo qui trình SX tiên tiến, đồng bộ trong ứng dụng khoa học công nghệ và tiêu thụ sản phẩm.

Vượt qua những bỡ ngỡ, trở ngại ban đầu trong quá trình liên kết, hợp tác, khó khăn nhất là những bất đồng xảy ra, thậm chí dẫn tới bẻ kèo trong khi thực hiện hợp đồng đã ký kết, nhưng CĐL vẫn khẳng định hướng đi tất yếu.

Đa số các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL có vùng SX lúa hàng hóa đã xây dựng kế hoạch mở rộng CĐL trong những năm tới theo hướng nâng cao chất lượng lúa bằng cách tiếp cận theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, vai trò quan trọng là nhà nước hỗ trợ và nhà khoa học yểm trợ kỹ thuật cho hai đối tác chính là nông dân và doanh nghiệp cùng tham gia liên kết SX trên CĐL.

Từ tháng 3/2011, Bộ NN-PTNT chính thức phát động phát triển CĐL theo xu hướng liên kết, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Theo Cục Trồng trọt, vụ HT 2011 ở ĐBSCL có 2 tỉnh An Giang, Bến Tre thực hiện CĐL khoảng 8.000ha với 6.400 hộ nông dân tham gia. Đến vụ ĐX 2011 - 2012, ĐBSCL đã hình thành CĐL trên 19.700ha. Cao điểm vụ HT 2014 vùng lúa ĐBSCL có trên 100 DN ký hợp đồng bao tiêu.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg (ngày 25/10/2013) về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL. Tuy nhiên theo một số địa phương và DN, cho đến nay chính sách hỗ trợ này vẫn còn chậm triển khai đến địa phương, DN và nông dân tham gia CĐL.

Theo đó việc thực hiện hợp đồng thành công đạt từ 30% năm 2013 đến năm 2014 đã tăng lên trên 55%. Năm 2014, diện tích CĐL ở ĐBSCL đạt khoảng 140.000ha. Các chuyên gia nông nghiệp nhận định: Thành công ban đầu phát triển CĐL không chỉ tăng số lượng, hợp đồng tiêu thụ lúa gạo mà chất lượng lúa gạo cũng tăng lên rõ rệt.

Có thể nói trong 5 năm đầu tiên, phong trào CĐL hừng hực khí thế mở rộng, vào thời điểm sơ kết diện tích tăng lên hơn 175.000ha.

Tuy nhiên trong 2 năm qua, một chuyên viên trong ngành nông nghiệp theo dõi quá trình phát triển xây dựng CĐL ở ĐBSCL, cho rằng: Có thể do yếu tố khách quan bởi thị trường lúa gạo xuất khẩu chậm lại. Song, chưa kể đến một số DN thành viên trong Hiệp hội Lương thực Việt Nam ký kết hợp đồng riêng lẻ với các HTX nông nghiệp tại các địa phương, con số DN tham gia và diện tích CĐL ở ĐBSCL đến nay tăng lên chưa vượt 200.000ha. Trong khi đó, với góc nhìn của cán bộ quản lý nông nghiệp tại địa phương, CĐL phát triển chậm còn nhiều nguyên nhân khác liên quan đến cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước.  

Giải pháp gỡ khó

Ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và TP Cần Thơ… từng có phong trào CĐL phát triển mạnh. Tại Sóc Trăng, năm 2010 từ cánh đồng mẫu ban đầu 40ha ở xã Trường Khánh, huyện Long Phú đã đưa được máy gặt đập vào trình diễn tạo thành công lớn. Đến vụ ĐX 2012 - 2013 mở rộng được 106 điểm CĐL với 12.000ha. Nhưng đến nay diện tích CĐL chưa được 17.000ha. Ông Huỳnh Ngọc Vân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng cho rằng: Cần góp ý chấn chỉnh nhiều mặt, từ qui mô diện tích, kỹ thuật canh tác, phân bố CĐL rải vụ phù hợp để DN không bị động khâu thu hoạch, nhất là vào vụ HT thường gặp mưa dầm. Bên cạnh đó, DN tham gia CĐL không chỉ tham gia từng vụ, nhắm vào bán vật tư nông nghiệp mà cần đầu tư xây dựng vùng SX và tiêu thụ lúa một cách thực chất, lâu bền.

14-30-08_co_gioi_ho_khu_thu_hoch_lu_tren_cdl_-_nh_hd
Cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên CĐL (Ảnh: HĐ)

Cần Thơ là một trong những địa phương sớm triển khai CĐL, từ vụ HT 2011 với 400ha ở huyện Vĩnh Thạnh đến vụ ĐX 2014 - 2015, Cần Thơ đã thực hiện hơn 12 vụ lúa, với 75 CĐL tổng diện tích hơn 17.600ha, có trên 12.500 hộ nông dân tham gia. Thế nhưng 2 năm gần đây, số DN tham gia liên kết hợp tác nông dân SX trên CĐL dừng lại khoảng 18 - 19 DN (kể cả DN buôn bán vật tư nông nghiệp) và diện tích CĐL chưa tới 20.000ha.

Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cần Thơ khẳng định: Định hướng liên kết SX lúa trên CĐL là hướng đi đúng. Tuy vậy CĐL không thể đi một bước là xong mà cần nhiều bước tiếp theo, do có liên quan đến các tác nhân tham gia vào chuỗi SX. Hoạt động liên kết SX trên CĐL vừa qua còn cho thấy khi thị trường tiêu thụ lúa gạo tốt, các DN tích cực tham gia bao tiêu, nhất là vụ lúa ĐX. Còn gặp khi thị trường tiêu thụ không mạnh, nếu vào vụ HT hay TĐ thì DN không mặn mà tham gia CĐL. Như vậy cần có giải pháp tháo gỡ.

Theo bà Kiều, quan trọng nhất là làm thế nào thu hút nhiều DN tham gia tiêu thụ nông phẩm, xây dựng CĐL trở thành vùng lúa nguyên liệu lâu dài. Muốn vậy chính sách nhà nước cần sớm triển khai tạo điều kiện hỗ trợ DN, tạo điều kiện vốn, xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường cho DN. Bên cạnh đó thúc đẩy hình thành các HTX nông nghiệp để tạo tư cách pháp nhân, hỗ trợ đào tạo Ban quản lý HTX điều hành hoạt động SX trên CĐL và kinh doanh có thực lực, đủ điều kiện là đối tác ký kết, liên lết với DN.

Ông Nguyễn Hoàng - Phó Giám đốc ngành lương thực Tập đoàn Lộc Trời:

Mô hình CĐL được Cty CP BVTV An Giang (tiền thân của Tập đoàn Lộc Trời) xây dựng theo chuỗi giá trị SX lúa gạo. Là một trong những DN đầu tư được xem “bài bản” từ việc xây dựng CĐL quanh cụm nhà máy sấy, xay xát chế biến gạo phân bố tại một số địa phương ở ĐBSCL. Theo kế hoạch Tập đoàn Lộc Trời sẽ xây dựng 12 nhà máy và hình thành CĐL khoảng 170.000ha.

Trong 6 năm qua (từ năm 2011 đến nay), CĐL đã chứng minh về mặt lợi ích xã hội, nông dân, được khách hàng đánh giá cao, tín nhiệm. Sản phẩm gạo Hạt Ngọc Trời được người tiêu dùng trong nước lựa chọn, thu hút thêm nhiều đối tác trong và ngoài nước. Đặc biệt chất lượng lúa SX trong CĐL luôn có giá bán cao hơn lúa SX bên ngoài. Tuy nhiên về mặt khó khăn vẫn còn và tình hình không như dự liệu ban đầu, do khách quan là thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng CĐL. Phương thức thu mua lúa của Tập đoàn hồi 5 năm trước là phù hợp nhưng hiện nay cần có qui ước phù hợp hơn theo thời giá thị trường để DN và nông dân cùng chia sẻ hài hòa lợi ích hoặc rủi ro.

Đến năm 2016 Tập đoàn Lộc Trời đã xây dựng được 5 nhà máy và vùng nguyên liệu CĐL tại các địa phương khoảng 55.000ha. Dự kiến trong năm 2017 qui mô CĐL sẽ có phần thu nhỏ diện tích lại khoảng 33.000ha để tập trung nâng chất, lựa chọn những nông dân tâm huyết cùng xây dựng CĐL. Về phương thức thu mua có thay đổi, Tập đoàn và nông dân sẽ thỏa thuận ký kết với giá chuẩn ngay từ đầu vụ, đến cuối vụ sẽ thu mua theo giá thị trường và mỗi bên cùng chia sẻ 50% lợi ích hoặc rủi ro theo biên độ trượt giá tăng hay giảm.

CĐL gặp nhiều khó khăn ở An Giang

Theo Sở NN-PTNT An Giang, năm 2015 tỉnh có 48.764ha CĐL, trong đó có 20/28 DN thực hiện hợp đồng với nông dân thông qua 14 HTX nông nghiệp, 21 tổ hợp tác. Năm 2016 diện tích CĐL giảm còn 36.220ha, có 18/20 DN thu mua ký hợp đồng, đạt tỷ lệ 74,28%. Chương trình CĐL được triển khai mạnh mẽ tại An Giang thời gian qua được nông dân đồng tình tham gia, chính quyền địa phương tích cực thực hiện nhưng thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Lý do DN và nông dân chưa thương lượng được về giá mua bán, hợp đồng giữa hai bên chưa rõ ràng nên ảnh hưởng đến việc thực hiện liên kết SX, tiêu thụ và mở rộng diện tích theo mô hình CĐL.

Lê Hoàng Vũ


Theo: Hữu Đức/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178


Hôm nayHôm nay : 37763

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 859330

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73906301