Cá tra là một trong những đối tượng XK chủ lực của ngành Thủy sản Việt Nam. Sản lượng và kim ngạch XK các sản phẩm cá tra trong những năm qua rất lớn.
|
Hiện tại ĐBSCL có trên 5.000ha nuôi cá tra, tập trung nhiều nhất là Đồng Tháp, An Giang, TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang... |
|
Nhiều trại áp dụng các mô hình nuôi quản lý chặt chẽ, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Các DN XK xây dựng vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, HACCP, SQF và ASC đáp ứng sản phẩm cho mọi thị trường dù khó tính nhất. |
|
Nhờ thế mạnh cá tra đã có mặt hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, được người tiêu dùng nhiều nước ưa chuộng. |
|
Theo Bộ NN-PTNT, mục tiêu phát triển ngành hàng trá ca đến năm 2020 vùng ĐBSCL thành ngành kinh tế quan trọng của thủy sản Việt Nam theo hướng công nghiệp và thân thiện với môi trường. |
|
Sản phẩm cá tra nhằm phục vụ XK và tiêu thụ nội địa, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và tăng thu ngoại tệ cho đất nước. |
|
Dự kiến đến năm 2020 ĐBSCL SX đạt 3,5 tỷ con giống cá tra. Bên cạnh đó, SX cá bột nòng cốt do Trung tâm Giống thủy sản các tỉnh và các trại sản xuất giống cá tra ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang cung cấp. |
|
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2019 sản lượng cá tra XK đạt 684.000 tấn, bằng 107,5% so với cùng kỳ 2018 và đạt 45,2% kế hoạch cả năm, kim ngạch XK 991 triệu USD. |
|
Cá tra nguyên liệu thu hoạch từ ao về đưa vào nhà máy chế biến XK. |
|
Công đoạn phi lê cá tra để XK. |
|
Miếng phi lê cá tra được qua nhiều công đoạn thành phẩm để chuẩn bị đưa vào đông đá bảo quản. |
|
Khâu cuối cùng là những sản phẩm cá tra được đóng gói, dán tem nhãn để đem đi XK. |
Theo Lê Hoàng Vũ/nongnghiep.vn