18:02 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Các chuyên gia quốc tế “mục sở thị” mô hình NHCSXH

Thứ bảy - 22/09/2018 10:43
Hoạt động của NHCSXH rất đáng để các quốc gia có tỷ lệ hộ nghèo cao học tập...

Nằm trong chương trình Hội thảo quốc tế “Thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn vì người nghèo - kinh nghiệm của Việt Nam”. Vừa qua, đoàn cán bộ cấp cao của Hiệp hội các tổ chức tín dụng châu Á - Thái Bình Dương (APRACA) do Tiến sĩ Prasun Kumar Das - Tổng Thư ký làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác và tìm hiểu về hoạt động của NHCSXH tại huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

Đoàn cán bộ cấp cao của APRACA tìm hiểu hoạt động của Điểm giao dịch NHCSXH tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh

Tại huyện Đông Anh, đoàn đã đến xã Vĩnh Ngọc là một xã có diện tích đất tự nhiên 929ha bao gồm 4 thôn với 15.500 nhân khẩu. Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng các loại hình dịch vụ, chăn nuôi, trồng trọt… tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Nguồn vốn từ NHCSXH góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Bên cạnh đó, NHCSXH huyện Đông Anh luôn chủ động tham mưu chính quyền triển khai vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng. Việc bình xét cho vay vốn diễn ra khách quan, dân chủ, người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế các hộ gia đình, giúp cho những hộ gia đình được vay vốn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Đồng thời, thông qua công tác ủy thác cho vay qua 4 tổ chức hội, đoàn thể đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội, tạo nên một kênh dẫn vốn, quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội an toàn, hiệu quả, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Đến nay, tổng dư nợ của 6 chương trình tín dụng chính sách được triển khai trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc đạt gần 11 tỷ đồng với 358 hộ vay, hoàn thành 100% kế hoạch tăng trưởng được giao năm 2018.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, nguồn vốn tín dụng chính sách từ NHCSXH đã cho vay được trên 350 lượt hộ, góp phần thu hút gần 250 lao động, cải tạo và xây mới trên 496 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ xây mới, sửa chữa, cải tạo 3 căn nhà ở cho hộ nghèo... Nhiều năm qua, trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc không có nợ quá hạn.

Tại đây, Đoàn công tác của Hiệp hội APRACA cũng đã tìm hiểu mô hình hoạt động Điểm giao dịch xã, công tác ủy thác vốn vay qua 4 tổ chức hội, đoàn thể và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, đồng thời tìm hiểu về phương thức chuyển tải và quản lý vốn vay của NHCSXH.

Bà Gouri Krishna - Tổng giám đốc tổ chức Basix consulting (Ấn Độ) thành viên đoàn công tác cho rằng việc NHCSXH cho vay đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách là hết sức hiệu quả, thực hiện giao dịch tại Điểm giao dịch xã thông qua chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể và Tổ tiết kiệm và vay vốn là một nét đặc thù, riêng có của NHCSXH, rất đáng để các quốc gia trong Hiệp hội APRACA và các quốc gia có tỷ lệ hộ nghèo cao học hỏi, rút kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, việc công khai các chương trình tín dụng, dư nợ từng hộ vay, lãi suất các chương trình… thể hiện tính khách quan, minh bạch, dân chủ của hoạt động tín dụng chính sách tại Việt Nam.

“Đây là một mô hình quản lý riêng của hệ thống NHCSXH và của đất nước Việt Nam, phù hợp với thực tiễn hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng được thụ hưởng trong việc vay vốn, trả nợ và nắm bắt kịp thời các thông tin về tín dụng chính sách, tiết giảm chi phí, thời gian đi lại khi giao dịch với NHCSXH, tạo được niềm tin của nhân dân”, bà Gouri Krishna trao đổi.

Thăm hộ gia đình bà Nguyễn Thị Lịch, thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh. Từ một gia đình hộ nghèo, phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm ăn, năm 2016 gia đình bà được vay 30 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm từ NHCSXH để đầu tư máy móc và các thiết bị làm đậu phụ phục vụ bà con.

Với bản tính cần cù, chịu khó, hàng ngày bà Lịch làm đậu phụ và trực tiếp mang đến các chợ tiêu thụ, đến nay mỗi tháng trừ chi phí gia đình bà Lịch có thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, gia đình bà còn được NHCSXH tạo điều kiện cho vay 12 triệu đồng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để đầu tư xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh đạt chuẩn.

Gia đình chị Đinh Thị Toan cũng ở thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc có hoàn cảnh khó khăn. Hai vợ chồng chị bươn chải làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng cuộc sống rất bấp bênh. Tháng 3/2018, thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn của Hội Phụ nữ thôn, chị được vay vốn ưu đãi 40 triệu đồng chương trình hộ mới thoát nghèo để mở rộng diện tích trồng cây ăn quả và chăn nuôi gà.

Nhờ chăm chỉ, chịu khó làm ăn, đến nay, chị đã phát triển gia trại hơn 2ha với các loại cây ăn quả như cam, chuối… và đàn gà gần 500 con chuẩn bị cho thu hoạch, hứa hẹn một tương lai không xa sẽ mang đến thu nhập cao cho gia đình chị.

Trò chuyện với đoàn công tác, chị Toan cho biết: “Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH gia đình tôi mới có điều kiện đầu tư phát triển mở rộng chăn nuôi và phát triển kinh tế gia đình. Nếu không có nguồn vốn vay này, gia đình tôi cũng không biết đến bao giờ mới có cơ ngơi như ngày hôm nay”.

Tại đây, Tiến sĩ Prasun Kumar Das - Tổng Thư ký Hiệp hội APRACA cho rằng việc NHCSXH cho vay đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách là hết sức hiệu quả, những mô hình vay vốn và phát triển kinh tế như thế này rất đáng được học tập, nhân rộng và kinh nghiệm trong việc quản lý, chuyển tải vốn vay là bài học để nhiều nước trên thế giới học tập.

Tiến sĩ Prasun Kumar Das cũng khẳng định các chương trình tín dụng chính sách mà NHCSXH đang triển khai là kênh tín dụng giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện cải thiện cuộc sống, thoát nghèo, nâng cao trình độ. Nhờ được vay vốn từ NHCSXH nên vị thế của người nghèo tại Việt Nam đã được nâng cao.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 307

Máy chủ tìm kiếm : 92

Khách viếng thăm : 215


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1146768

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60155091