15:30 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Các 'ông lớn' ồ ạt đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam

Thứ tư - 29/07/2015 21:40
Reuters nhận định, nhiều “ông lớn” trong ngành thép, bất động sản, chứng khoán Việt Nam đang ồ ạt rót vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
 
Theo hãng tin Reuters, tại Việt Nam, doanh nghiệp luyện thép giờ chuyển hướng sang sản xuất thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp bất động sản thì nuôi bò, công ty chứng khoán thì sản sản xuất gạo, còn tỷ phú ngành bán lẻ thì trồng rau quả.
 
Đổ xô vào ngành nông nghiệp
 
Reuters đưa tin, trong 30 năm qua, Việt Nam chuyển hướng từ nền kinh tế nông nghiệp sang sản xuất hàng dệt may và thiết bị điện tử. Nhưng giờ đây, một số tập đoàn hàng đầu của Việt Nam đang quay lại tìm kiếm cơ hội từ ngành nông nghiệp, nhờ tác động tích cực từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và sắp được ký kết. Các tập đoàn này chuyển hướng đầu tư sang nông nghiệp với kỳ vọng mở rộng thị trường xuất khẩu sau khi được miễn giảm thuế từ các FTA.
 
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn SSI cho rằng, toàn cầu sẽ thiếu nguồn lương thực vào năm 2050, vì vậy SSI tập trung đầu tư vào ngành sản xuất gạo và thủy sản.
 
Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt điều, thủy sản, hạt tiêu và cao su. Năm ngoái, giá trị xuất khẩu từ ngành nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam đạt 24,5 tỷ USD.
 
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, giá trị ngành kinh doanh nông nghiệp của Việt Nam chỉ đạt 1,2 lần so với giá trị sản xuất nông nghiệp cơ bản, trong khi con số này của Hàn Quốc là 2,7 lần. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam vẫn tốn hàng tỷ USD để nhập khẩu thực phẩm.
 
Mới đây, một công ty con chuyên về khoáng sản của Tập đoàn thép Hòa Phát đã chuyển hướng sang lĩnh vực chăn nuôi. Hòa Phát đã xây dựng một nhà máy mới với công suất hằng năm đạt 300 nghìn tấn thức ăn. Đến năm 2020, công ty sẽ dự kiến sẽ đạt sản lượng 1 triệu tấn và phát triển đàn lợn lên một triệu con mỗi năm. Lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát bày tỏ lạc quan về tiềm năng của ngành nông nghiệp bất chấp cạnh tranh gat gắt.
 
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, mạnh tay đầu tư 91 triệu USD để trồng rau quả bên cạnh mảng kinh doanh truyền thống là trung tâm thương mại, trường học và bệnh viện.
 
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai mới đây cũng đưa một công ty con vào hoạt động trong ngành chăn nuôi bò sữa và trồng cây công nghiệp.
 
Chăn nuôi bò kỳ vọng sẽ đem lại nguồn thu khổng lồ. (Ảnh: KT)

Cơ hội từ các FTA
 
Theo Reuters, với tỷ lệ hàng nhập khẩu chiếm tới 42%, thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang còn rất nhiều tiềm năng cho các nhà sản xuất trong nước. Ngành này có giá trị lên đến 7 tỷ USD nhưng lại bị chi phối bởi các tập đoàn nước ngoài như CP Group - tập đoàn Thái Lan hiện đang nắm giữ khoảng 20% thị phần ngành thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
 
Hãng tin này cho rằng, việc Việt Nam tích cực theo đuổi các FTA là một yếu tố khiến các “ông lớn” trong nước chuyển hướng đầu tư vào ngành nông nghiệp.
 
Mới đây, Việt Nam đã ký FTA với Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU), và hiện đang tích cực đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) và nhóm Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Dù việc ký FTA cũng đồng nghĩa với việc mở cửa “sân nhà” cho các đối thủ nước ngoài, nhưng các tập đoàn trong nước cũng không chùn bước.
 
Chính phủ Việt Nam đang xem xét ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp nếu họ đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện năng suất, chất lượng và công nghệ.
 
Hiện chỉ có khoảng 1% số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam, và có đến 90% trong số này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 
Reuters trích lời chuyên gia phát triển nông thôn Chris Jackson của WB cho biết, có nhiều cơ hội mới cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ liên kết với nhau để tạo thêm giá trị gia tăng và mở rộng ra các thị trường mới mà từng hộ nông dân không tận dụng được./.
 
Trần Ngọc (Theo VOV/Reuters)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 138

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 131


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 231814

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73278785