22:54 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách mạng Công nghiệp 4.0 - Bài cuối: Thực hiện đồng bộ giải pháp để thích ứng

Thứ bảy - 28/07/2018 21:28
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang có những tác động ngày càng rõ nét trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vì vậy, việc đổi mới và thực hiện đồng bộ giải pháp để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là “tất yếu”.
Chuyển đổi số và mô hình kinh doanh mới 

Quang cảnh Diễn đàn về Công nghiệp thông minh - Industry 4.0 Summit 2018. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Tại hội thảo chuyên đề “Xây dựng đô thị thông minh bền vững trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, bà Samia Melhem, Trưởng ban Phát triển số, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh sự “tất yếu” trong chuyển đổi số, sự sẵn sàng trong chính phủ số, các dịch vụ chia sẻ, điện toán đám mây và dữ liệu mở trong bối cảnh bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, việc phát triển chiến lược, lộ trình và chương trình cho thành phố thông minh rất cần thiết; để quản lý thành phố thông minh hiệu quả, cần xây dựng một bộ tiêu chuẩn cho thành phố thông minh. 

Qua phân tích, đánh giá những tiềm năng, lợi thế của nền công nghiệp 4.0 và xu hướng công nghệ mới, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát cho rằng, việc chuyển đổi số và mô hình kinh doanh mới là “tất yếu”, nhà máy số, nhà máy thông minh với các công nghệ đột phá làm thay đổi phương thức làm việc truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng và hiệu quả khác biệt, vượt trội. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc kết nối, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để vận hành nhà máy thông minh, nhà máy số, ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất kinh doanh; trao đổi vấn đề quản trị rủi ro khi hầu hết các khâu của quá trình sản xuất đều được tự động hóa... 

Ông Robert Pepper, Giám đốc Khối Kế hoạch và Chính sách kết nối toàn cầu của Facebook đã chỉ ra xu hướng tất yếu trong việc chuyển đổi kỹ thuật số và các mô hình kinh doanh mới, tạo cơ hội cho mọi ngành, kể cả các doanh nghiệp nhỏ, tổ chức chính phủ và thậm chí cả cuộc sống mỗi người. Facebook đã tạo ra chỉ số Internet toàn diện để các nhà hoạch định chính sách sử dụng trong việc xác định thế mạnh và những lĩnh vực cần cải thiện để phát triển. 

Tại hội thảo chuyên đề “Phát triển nền sản xuất thông minh - Tầm nhìn và giải pháp công nghệ” mới diễn ra, ông Tindaro Danze, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc phụ trách lĩnh vực công nghiệp, Siemens Việt Nam, chia sẻ: Tính đến năm 2020, khối lượng dữ liệu toàn cầu sẽ tăng lên 44 zettabyte và 50 tỉ thiết bị sẽ được kết nối, tạo cơ sở cho internet vạn vật (IoT) tích hợp nhiều quy trình theo phương pháp kỹ thuật số. Việc chuyển đổi sang nhà máy số là con đường hướng tới của nền công nghiệp 4.0, bởi internet công nghiệp giải quyết quá trình công nghiệp từ khái niệm hóa đến sản phẩm cuối cùng. Công nghiệp 4.0 sẽ tác động chuyển đổi các doanh nghiệp thành các doanh nghiệp kỹ thuật số với việc thiết kế, thử nghiệm, sản xuất, duy trì và phân phối hàng hóa đều thông qua kỹ thuật số bằng khai thác số hóa. Công nghiệp 4.0 cũng nhấn mạnh việc tạo ra một cặp kỹ thuật số của toàn bộ chuỗi giá trị trong quá trình sản xuất bắt đầu từ thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật sản xuất, thực hiện sản xuất đến dịch vụ và bảo trì. 

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để thích ứng 

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã đưa ra đề xuất mô hình phát triển hướng đến một kịch bản phát triển kinh tế số và sản xuất thông minh. Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa phát triển sản xuất, tiếp nhận công nghệ của thế giới và phát triển những sản phẩm công nghệ của riêng mình. Việt Nam cần tiếp nhận công nghệ thực hiện chuyển đổi số, nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực nhằm tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế; đồng thời lựa chọn những lĩnh vực cụ thể để phát triển những sản phẩm công nghệ dựa trên thế mạnh của Việt Nam hướng đến sự dẫn dắt của các doanh nghiệp có quy mô lớn, đi đầu, cùng với sự phát triển đột phá của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm. 

Để thích ứng với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thực hiện thành công, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho rằng, cần thực hiện những giải pháp đồng bộ ở cả 4 trụ cột: Hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển công nghệ thông tin và hạ tầng thông tin; phát triển nguồn nhân lực; hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia… 
 
Theo đó, về thể chế, chính sách, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới. Triển khai các Regulatory Sandbox (khuôn khổ pháp lý thử nghiệm) để thử nghiệm việc triển khai chính sách, các mô hình quản lý, kinh doanh mới, đặc biệt là trong các lĩnh vực phát triển nhanh, mới như Fintech, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đối với phát triển nguồn nhân lực phù hợp để tiếp cận công nghiệp 4.0, các chính sách và nội dung giáo dục cũng cần được thay đổi mạnh mẽ để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới. 

Trong phát triển hạ tầng công nghệ thông tin cần tập trung mở rộng xa lộ thông tin đến mọi ngõ ngách, đảm bảo kết nối các thành phần máy móc, thiết bị với dữ liệu, các quy trình, cũng như con người; đồng thời xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển, kinh doanh những công nghệ mới như 5G; xây dựng trung tâm dữ liệu phục vụ nhu cầu trong nước… 

Về hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, cần tạo ra những thay đổi căn bản với các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chấp nhận rủi ro. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp nâng cao năng lực hấp thụ, phát triển công nghệ của doanh nghiệp; xây dựng trung tâm thử nghiệm để tiếp nhận, thử nghiệm và triển khai các công nghệ mới; hoàn thiện chính sách đầu tư và thoái vốn cho đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy hình thành nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực 4.0. 
 

 

HL (TTXVN)
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178


Hôm nayHôm nay : 46478

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1322773

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71550088