10:16 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cải thiện phẩm chất trái cây khi thời tiết bất lợi

Thứ ba - 22/05/2018 09:19
Những cơn mưa đầu mùa đã xuất hiện tại các tỉnh phía Nam khi nhiều loại cây ăn trái bước vào mùa thu hoạch. Để đạt kết quả tốt bà con cần áp dụng nhiều biện pháp từ bón phân hợp lý, cải thiện phẩm chất trái.
10-28-55_nh_-_nng_cht_luong_cy_n_tri_l_yeu_to_qun_trong_hng_du_trong_sx
Cải thiện phẩm chất trái cây là yếu tố hàng đầu trong sản xuất

Th.S Nguyễn Văn Liêm, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho biết, thời tiết Nam Bộ nói chung và tỉnh Vĩnh Long đang chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa. Năm nay thời tiết khá phức tạp, từ tháng 4 - 5 lượng mưa nhiều hơn kèm theo giông, lốc, thậm chí mưa đá ở một số nơi. Nông dân cần chú ý tuân thủ chế độ bón phân, tưới nước… cho cây ăn trái. 

Để xuất khẩu sang các thị trường ngoài nước đòi hỏi trái cây phải có phẩm chất tốt và bảo quản được lâu mới đạt được giá trị cao. Trái chôm chôm có đặc tính, râu của trái bảo quản trong điều kiện bình thường chỉ giữ được tối đa 2 – 3 ngày, đến ngày thứ 4 râu sẽ khô khó bán, do đó khâu vận chuyển rất quan trọng. 

Để khắc phục tình trạng trái không đồng đều, nông dân cần tỉa cành, tỉa trái. Nếu trồng dầy, trái bị che khuất trong bóng râm sẽ không phát triển tốt so với những trái ở phía ngoài. 

Riêng vấn đề bón phân, nếu bón không cân đối trái và râu dễ bị khô, nhất thiết phải bón đủ phân Kali cũng như tưới nước đầy đủ. Những yếu tố này sẽ giúp cho trái có độ đồng đều cao và giữ được kéo dài hơn. Đây là những yếu tố nhà vườn cần lưu ý để trái cây đạt chất lượng XK.

​Ông Liêm chia sẻ thêm, hiện có nhiều vấn đề lo ngại về cam sành trong quá trình canh tác thường sử dụng nhiều phân thuốc, kỹ thuật canh tác thay đổi so với trước đây. Khi nông dân lập vườn, lên líp cao ráo, trồng với mật độ vừa phải, bón phân cân đối, cho trái cam ngon ngọt. 

Nhưng hiện nay, người trồng sợ dịch bệnh vàng lá và sợ rớt giá nên thường trồng với mật độ dày, không đào mương lên líp cao ráo như trước, nơi cây sinh trưởng chỉ có một phần đất nhỏ, nông dân lại ép cây cho trái sớm dẫn đến dinh dưỡng trong đất không đủ cung cấp, buộc phải cung cấp thêm bằng cách bón phân, phun thuốc BVTV làm chất lượng trái thay đổi.

Để khắc phục tình trạng này cần xem lại kỹ thuật canh tác, không nên trồng quá dày, bón phân cân đối, đảm bảo tỷ lệ đạm, lân, Kali hài hòa, tránh tình trạng lạm dụng phân đạm, bón thiếu phân Kali.

GS.TS Trần Văn Hậu, giảng viên Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Đại học Cần Thơ) cho biết, chôm chôm cháy lá thường xuất hiện trong mùa khô. Thiếu lượng phân bón là một vấn đề gây cháy lá. Nếu lá cháy có vân đậm nhạt cần phải dùng thuốc trị bệnh. Thông thường, vào đỉnh điểm mùa khô, cây thiếu nước, nhu cầu cây cần Kali rất cao. Nếu không bón đủ, không tưới nước sẽ gây ra hiện tượng cháy lá trầm trọng hơn. Nếu vườn chôm chôm không bón đủ Kali, không tưới đủ nước trái chôm chôm bị nhỏ, không phát triển đạt kích thước mong muốn.

 Đối với cây bưởi da xanh, thời gian phát triển trái dài, nếu làm luân vụ phải cung cấp nước đầy đủ. Vào mùa khô, nóng nên phun nước lên cây để làm mát do nhiệt độ cao, ẩm độ thấp. Thường bưởi da xanh thời gian phát triển trái tương đối dài. Nếu làm rải vụ quanh năm, trên cây lúc nào cũng có trái nhỏ thì phải tưới nước đầy đủ. 

Đối với những loại trái làm theo mùa, tập trung như sầu riêng làm nghịch mùa, mùa mưa không quản lý được nguồn nước sẽ dẫn đến sốc nước dẫn đến tình trạng cây bị búng đọt, trái bị sượng. Để hạn chế tình trạng sốc nước, phải có kĩ thuật quản lý nước tương đối tốt, tưới đều.

Theo kỹ sư Phạm Văn Huy, đại diện Cty Behn Meyer (CHLB Đức), đối với cây nhãn Ido, thanh long, Cty đưa ra một quy trình xử lý phân bón gốc và phân bón lá như sau: Sau giai đoạn cây đậu trái khoảng 2 tuần, tiến hành bón Nitrophoska 15-15-15. Sau đó đến giai đoạn phì trái thì có quy trình bón Entec 20-10-10, đây là dòng phân phức hợp chứa các chất đa trung, vi lượng trong một hạt phân.

Ngoài ra có còn có thành phần Canxi làm tăng độ pH đất, tăng độ màu mỡ, kết hợp cùng giai đoạn này có thể bổ sung thêm đạm Canxi. Ngoài yếu tố giúp phì trái Canxi còn hỗ trợ hạn chế tình trạng nứt trái về sau đảm bảo chất lượng của trái. 


Theo: Lê Hoàng Vũ/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 349

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 346


Hôm nayHôm nay : 58571

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1196675

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71423990