02:55 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cán bộ đê điều nuôi lợn giỏi

Thứ tư - 21/01/2015 22:00
Tích lũy kinh nghiệm không chỉ cho mình làm giàu, Trần Duy Khuyến còn giúp đỡ nhiều bạn bè, bà con cô bác xóm và họ hàng hai bên về kỹ thuật nuôi lợn thịt hiệu quả
Anh Khuyến chăm sóc đàn lợn

Anh Khuyến chăm sóc đàn lợn

Tốt nghiệp ĐH Thủy lợi, Trần Duy Khuyến (SN 1975) ở xã Hồng Phong, huyện Nam Sách (Hải Dương) về huyện làm cán bộ ngành quản lý đê điều. Năm 2000, anh kết hôn với một giáo viên ở cùng huyện. Họ đều xuất thân từ gia đình nhà nông với hoàn cảnh đông con nên đều xác định cùng nhau tự lập làm kinh tế nuôi các con ăn học. Từ khi có con, anh chị thấy, nếu chỉ dựa vào đồng lương viên chức ít ỏi của mình thì khó có thể làm giàu. Ngày đêm suy nghĩ và luôn nung nấu ý chí quyết tâm làm giàu, Khuyến đã chọn cho mình một “nghề tay trái”, đó là nuôi lợn để kiếm thêm thu nhập. Nghĩ là làm, anh bàn với vợ mượn lô đất của gia đình để xây chuồng trại và nuôi lợn thịt. Gom góp được số tiền lương đã tiết kiệm được, anh chị bắt tay vào nuôi lứa lợn đầu tiên với số lượng 40 con. Để đạt được kết quả như mong đợi anh đã rất dày công nghiên cứu về kỹ thuật nuôi lợn thịt hiệu quả. Từ việc mượn tài liệu, sách báo của cán bộ chuyên môn huyện, học tập kinh nghiệm từ bố đẻ, từ những người chăn nuôi khác đến việc tìm và tham quan, học tập kinh nghiệm từ các trang trại… Bù đắp lại công sức của anh, lứa lợn đầu tay mà vợ chồng anh nuôi sau 3 tháng đã cho kết quả cao (trừ chi phí giống, thức ăn lãi gần chục triệu đồng). Đây cũng là yếu tố thúc đẩy, khuyến khích anh duy trì và phát triển tiếp những lứa lợn sau. Dù dịch bệnh bùng phát xảy ra nhiều năm liền, nhiều hộ chăn nuôi trên đà phá sản, nhưng anh Khuyến nuôi lợn cùng lắm là hòa chứ không lỗ bao giờ. Gặp gỡ khi anh vừa từ cơ quan về nhà, vội vàng thay quần áo để chuẩn bị chăm sóc cho đàn lợn nuôi đang chầu trực ở cửa chờ chủ về cho ăn, tắm rửa. Anh đề nghị vừa cho lợn ăn vừa trao đổi chứ không kịp vì trời tối. Nhìn anh thoăn thoắt trộn cám cho lợn ăn, tắm, rửa chuồng và theo dõi từng con trong đàn không ai nghĩ anh lại là một cán bộ ưu tú trong ngành thủy lợi. Khi được hỏi vì sao anh lại chọn nghề nuôi lợn là nghề tay trái cho mình, bởi đây vốn là một nghề rất khó thành công cho người không có chuyên môn; nhất là cán bộ nhà nước trái chuyên ngành. Anh cho biết, không phải là anh không có “cốt lõi” đối với nghề này. Anh và chị đều lớn lên trong một gia đình nông nghiệp, bố mẹ hai bên vốn đều là những người chăn nuôi giỏi có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Mặc dù được ăn học để thoát ly nghề nông như bố mẹ mong ước nhưng cái nghiệp chăn nuôi cứ đeo đẳng cả hai anh chị cho đến tận bây giờ. Đến nay, nếu ai có bày cách khác cho anh chị làm thêm thì anh chị cũng không theo mà chỉ chọn nghề này bởi kinh nghiệm đã nhiều và thành công không ít. Anh cho biết thêm, nghề này cũng rất thuận tiện cho hai vợ chồng công chức vì không cần nhiều thời gian. Chăn nuôi theo hướng công nghiệp nên rất nhàn, chỉ cần tranh thủ ít thời gian sáng và chiều tối cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại là xong. Quả thật rất hiếm thấy có gia đình cán bộ nào lại phát triển chăn nuôi mạnh mẽ và hiệu quả như vợ chồng anh Trần Duy Khuyến. Anh chị là một gương SX điển hình cho bạn bè, đồng nghiệp học hỏi và làm theo. Các con anh chị cũng vì thế mà hăng say học tập, lao động cùng bố mẹ. Một tấm bằng thứ hai giành cho Trần Duy Khuyến quả là xứng đáng. Tuy không mấy khi có thời gian rảnh rỗi nhưng bù lại kinh tế gia đình bớt đi vất vả, khó khăn thì anh lại quyết tâm hơn. Từ việc nuôi lợn thịt hiệu quả gần 10 năm nay, năm 2013 Trần Duy Khuyến đã tìm hiểu, học hỏi và bắt tay vào nuôi lợn rừng thịt rồi chuyển sang nuôi lợn nái (bao gồm lợn nái siêu nạc và lợn nái rừng). Hiện tại trong chuồng nuôi của gia đình anh có 20 con lợn nái siêu nạc được anh tuyển chọn để sinh sản bán giống và 2 mái lợn rừng gần 20 con để xuất bán cho người nuôi thịt. Anh trao đổi, so với nuôi lợn thịt thì nuôi lợn nái bây giờ cho hiệu quả cao hơn nhiều vì thời gian mỗi lứa chỉ mất khoảng 1,5 tháng, tiêu tốn thức ăn ít hơn lợn thịt lại không phải đầu tư giống mỗi lứa… Song, nuôi lợn nái đòi hỏi kỹ thuật cao hơn lợn thịt và chăm sóc, phòng bệnh cũng cần chu đáo hơn, tỉ mỉ hơn. Tích lũy kinh nghiệm không chỉ cho mình làm giàu, Trần Duy Khuyến còn giúp đỡ nhiều bạn bè, bà con cô bác xóm và họ hàng hai bên về kỹ thuật nuôi lợn thịt hiệu quả. Anh cất công cùng họ đi mua giống lợn đẹp, hướng dẫn cách chọn thức ăn và cho lợn ăn thế nào cho tốt rồi phòng trị bệnh ra sao? Rất nhiều người chăn nuôi được anh chuyển giao kỹ thuật không công. Họ đã yêu mến anh, gọi anh bằng cái tên và danh hiệu (kỹ sư chăn nuôi Khuyến), mặc dù anh vốn là kỹ sư thủy lợi. Khi chứng kiến anh hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi mới thấy rõ cách gọi, "danh hiệu" kia dành cho anh quả là không sai, bởi chuyên môn của anh không khác gì một cán bộ chuyên ngành chăn nuôi. Thế cho nên đồng nghiêp trong cơ quan đê điều cũng đã nhận xét anh rằng: “Khuyến được nhận tấm bằng thứ 2 nhờ nuôi lợn giỏi” Được biết, lợi nhuận từ chăn nuôi lợn của gia đình anh hàng năm trung bình từ 150 - 200 triệu đồng. Không chỉ tập trung nuôi lợn, Trần Duy Khuyến còn phát triển nhiều đàn gà thịt rất có lãi với mỗi lứa khoảng 150 - 200 con (1 năm 3 lứa) thu lãi về cho gia đình vài chục triệu đồng mỗi năm.
TRẦN THỊ LIÊN
Theo nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 249


Hôm nayHôm nay : 39845

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 412672

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73459643