21:30 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cận cảnh hàng trăm lồng nuôi cá VietGAP trên sông Đà

Thứ ba - 01/10/2019 08:17
Những con các lăng, cá trắm nuôi trong nhiều năm, trọng lượng lên đến hàng chục kg trong lồng của bà con nông dân ở xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình chờ ngày xuất bán.
Thành phố Hoà Bình có tiềm năng phát triển thuỷ sản tương đối lớn với trên 1.500 ha mặt nước ao, hồ, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Diện tích mặt hồ sông Đà thành phố Hòa Bình hiện có khoảng 1.000 ha và tổng số lồng nuôi hiện là 994 lồng, sản lượng hàng năm đạt 1.300 tấn.
Thành phố hiện có 30 hộ nuôi quy mô trên 10 lồng nuôi/hộ và 3 doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống lồng, bè nuôi tiên tiến theo hình thức thâm canh và bán thâm canh một số loài cá đặc sản.
Trong số các đơn vị có số lượng lồng nuôi lớn phải kể đến Công ty Hải Đăng với tổng số 170 lồng và 80 lồng liên kết với người dân địa phương. Các loại cá được công ty phát triển gồm có lăng, trắm, chép giòn, trắm giòn, rô phi... với cá giống mua từ Viện Nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản I.
Hải Đăng là một trong hai cơ sở được cấp chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm cá. Cán bộ kỹ thuật của Hải Đăng cho biết, nuôi trắm phải 3-4 năm đến khi thu hoạch từ 15-20kg, còn với lăng vàng thì từ 2,5-3 năm hay lăng đen từ 2-2,5 năm, cá lăng khi thu hoạch có trọng lượng khoảng 5-6 kg.
Đến mùa thu hoạch, công ty sẽ đưa xe tải lên phà ra tận lồng để thu cá, sau đó chuyển đi các nhà hàng và chuỗi cung ứng thực phẩm sạch về cá đặc sản ở các tỉnh miền Bắc. Trong ảnh là đàn cá rô phi đang được nuôi thử nghiệm trên một số lồng của công ty.
Hải Đăng là đơn vị được cấp chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm cá, hiện công ty đang triển khai quá trình tham gia chương trình OCOP với sản phẩm ruốc cá.
Với 170 lồng nuôi, mỗi năm Hải Đăng thu được 330 tấn cá các loại, còn nếu tính thêm số lồng liên kết với các hộ dân, tổng lượng cá phải lên đến gần 500 tấn/năm.
Trong quá trình chăm sóc, đội ngũ kỹ thuật viên của công ty liên tục theo dõi, kiểm tra chất lượng nước để đảm bảo sức khỏe cho cá. Ngoài ra, hệ thống bơm sục khí cũng được lắp đặt trên khu vực nuôi để bổ trợ oxy khi nước thay đổi.
Để đảm bảo chu trình nuôi khép kín, Công ty Hải Đăng đầu tư làm phà để đưa xe tải ra tận lồng khi thu hoạch cá.
Hiện nay, các loại cá nuôi trên lòng hồ Hòa Bình chủ yếu phục vụ các nhà hàng đặc sản, ngoài ra các cơ sở bán thực phẩm sạch cũng đặt hàng nhưng với số lượng vừa phải. Theo đại diện công ty, tùy vào nhu cầu của khách , cá có thể được bán nguyên con hoặc sơ chế tại cơ sở chế biến của công ty trước khi giao hàng.
Trong 10 năm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Hòa Bình rất chú trọng phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình. Hiện toàn tỉnh có 4.250 lồng nuôi cá trên hồ Hòa Bình, tăng 3.580 lồng so với năm 2013. Trong đó, cá lăng và cá rô phi sông Đà là 2 sản phẩm OCOP nổi bật của tỉnh.
Theo Tùng Đinh/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 237

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 235


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1162877

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71390192