23:26 EST Chủ nhật, 05/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần chính sách tài chính cụ thể cho từng vùng kinh tế

Thứ tư - 14/12/2016 04:48
(HQ Online)- Đó là khẳng định của nhiều chuyên gia kinh tế tại hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế vùng: Những vấn đề đặt ra về cơ chế chính sách” do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính tổ chức sáng nay, 14-12.
Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

Đã có nhiều chính sách ưu đãi riêng

Thời gian qua, các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp đáng kể trong tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước đã tăng đáng kể từ 51% năm 2003 lên khoảng 70% GDP giai đoạn 2010-2015. 

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong các khu kinh tế đang thể hiện rõ nét xu hướng tập trung tăng trưởng mạnh và hai ngành công nghiệp và dịch vụ, là những ngành kinh tế tạo ra giá trị gia tăng cao. Phát triển kinh tế vùng đã và đang góp phần tăng thu NSNN và nâng cao hiệu quả chi NSNN, đồng thời, khuyến khích và góp phần thu hút doanh nghiệp và phát triển các khu công nghiệp. Những kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của các chủ trương, cơ chế chính sách

Theo TS. Nguyễn Viết Lợi - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, nhiều cơ chế, chính sách tài chính đã được ban hành nhằm phát triển kinh tế vùng thông qua những ưu đãi theo khu vực, địa bàn, đối tượng,… mà các tỉnh thuộc vùng hoặc vùng kinh tế trọng điểm đạt tiêu chí và được hưởng các chính sách đó. 

Đặc biệt, về phân bổ NSNN, bên cạnh những cơ chế, chính sách áp dụng chung cho tất cả các địa phương, đã có một số chế độ đặc thù được ban hành áp dụng riêng cho một số vùng kinh tế và cũng có những cơ chế, chính sách tài chính áp dụng riêng cho một số địa phương trong các vùng kinh tế trọng điểm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh phát triển các ngành chủ lực, là thế mạnh phát triển của vùng.

Có thể kể đến chính sách ưu tiên phân cấp ngân sách cho các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm được thể hiện qua các nguyên tắc xây dựng các tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN, trong đó các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm là một đối tượng hưởng hệ số ưu tiên phân bổ ngân sách.

Ngoài ra, còn có chính sách riêng cho các thành phố, trực thuộc Trung ương; hệ thống các cơ chế riêng cho từng địa phương tập trung vào mức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương, thưởng vượt thu; chính sách hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của khu kinh tế; chính sách khuyến khích đầu tư phát triển một số cơ sở hạ tầng…

“Trên cơ sở hệ thống chính sách chung, các địa phương cũng đã chủ động ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư cụ thể phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh và của vùng. Đồng thời, các địa phương cũng hình thành cơ chế phối hợp trong việc xúc tiến đầu tư, xây dựng chính sách huy động vốn để tránh tình trạng chồng chéo, gây cản trở trong quá trình phát triển giữa các địa phương” - ông Lợi nhấn mạnh.

Tuy nhiên, phần lớn các ý kiến tham gia tại hội thảo đều cho rằng, tuy đã có nhiều cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ cho sự phát triển của các khu vực, địa bàn, đối tượng, song cơ bản chưa có chính sách tài chính cụ thể cho các vùng kinh tế nói chung và vùng kinh tế trọng điểm nói riêng. Đặc biệt, các cơ chế, chính sách tài chính còn thiếu hợp lý, mang tính “dàn đều” hoặc chưa đủ mạnh để tạo lợi thế cạnh tranh cho vùng kinh tế. 

Thiếu vắng một hệ thống chính sách riêng cho vùng kinh tế; chưa xây dựng được hệ thống chính sách tài chính để huy động nguồn lực theo kiểu liên kết vùng nhằm tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng kết nối các địa phương trong vùng và giữa vùng kinh tế trọng điểm với các vùng lân cận. Ngoài ra, chính sách ưu tiên cấp ngân sách cho các địa phương trong vùng kinh tế cũng như vùng kinh tế trọng điểm chưa thực sự trở thành nguồn tài cính đủ mạnh để thực hiện các dự án có tính chất liên vùng, làm giảm tính chủ động ngân sách của các địa phương trong vùng.

Cần vốn để phát triển kinh tế vùng

Hiến kế cho việc phát triển kinh tế vùng trong thời gian tới, PGS.TS. Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam cho rằng: Cần xây dựng và thành lập Ban Chỉ đạo phát triển vùng với nhiệm vụ kết hợp, hướng dẫn, điều phối, yểm trợ, giám sát các công tác thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển vùng dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó là thành lập Quỹ Phát triển kinh tế vùng có như một định chế phát triển đầu tư tín dụng, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có sự thỏa thuận và giám sát về mặt chính sách, chế độ của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước.

Ở phương diện khác, PGS.TS. Thái Bá Cẩn nêu: Một trong những giải pháp là xây dựng chính sách huy động vốn đầu tư để phát triển vùng. Theo đó, trên cơ sở các đề án quy hoạch phát triển vùng để lên danh mục các dự án đầu tư phát triển các ngành kinh tế - xã hội trên địa bản của vùng cho từng thời kỳ kế hoạch 5 năm, trong đó làm rõ các dự án đầu tư do các ngành Trung ương quản lý, đầu tư theo ngành dọc trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng kinh tế; làm rõ các dự án do địa phương quản lý trên địa bàn vùng. 

Dựa vào danh mục các dự án đầu tư đã được phân loại và phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn 5 năm để lựa chọn những dự án đầu tư dự kiến được bố trí đầu tư theo các nguồn vốn: NSNN, vay ưu đãi của Nhà nước; tín dụng của ngân hàng,… Đồng thời lập danh sách các dự án đầu tư dự kiến để kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn khác trong và ngoài nước theo cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư thông qua chính sách thuế, tín dụng, tiền thuê đất,…

Những ý kiến đóng góp tại hội thảo sẽ là những gợi ý để Viện Chiến lược và Chính sách tài chính tham khảo, tổng hợp để tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tài chính trình Chính phủ đưa ra những giải pháp tài chính tổng thể để phát triển kinh tế vùng trong giai đoạn tới.

Hồng Vân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 52

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 51


Hôm nayHôm nay : 40675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 159237

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73206208