Theo ông Lộc, mục tiêu hàng đầu của Chương trình MTQG xây dựng NTM nhằm tạo cho kinh tế nông thôn phát triển nhanh, đời sống nông dân nhanh được cải thiện.
Để thực hiện chương trình, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt cơ chế, chính sách để đẩy nhanh hiệu quả của Chương trình. Nhờ có những chính sách trên, hạ tầng nông thôn đã có bước phát triển vượt bậc, xã nào cũng có ít nhất 2-3 công trình công cộng được xây mới, nâng cấp, bộ mặt nông thôn nhiều vùng quê đã khang trang hơn. Về sản xuất, các xã đều xây dựng dự án sản xuất theo hướng dựa vào lơị thế, coi trọng thâm canh. Chỉ tính trong 3 năm đã có trên 7.000 mô hình sản xuất theo phương pháp NTM, đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập cho người dân…
- Theo ông, cộng đồng DN có vai trò như thế nào trong Chương trình này?
Tôi cho rằng chừng nào còn ít DN đầu tư vào khu vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thì chừng đó chúng ta vẫn còn khó giải bài toán về chuyển đổi nền nông nghiệp nhỏ lẻ thành nông nghiệp hàng hoá, khó cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cũng khó tạo được bước đột phá trong xây dựng NTM.
Thời gian qua, trong bối cảnh kinh tế đất nước suy thoái, DN gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhiều DN đã tham gia tích cực vào phong trào “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Đã có thêm hàng trăm DN đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động, làm khởi sắc một số vùng quê…
- Tuy nhiên, hầu hết DN chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, theo ông, cần phải làm gì để cải thiện tình trạng này?
Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực có nhiều rủi ro và khó sinh lời cao. Đó chính là “điểm nghẽn” làm cho nhiều nhà đầu tư e ngại. Vì vậy, Chính phủ cần có những chính sách mạnh mẽ hơn để giúp họ bớt rủi ro và nếu xảy ra rủi ro bất khả kháng (thiên tai, thị trường) thì cũng bớt khó khăn. Có như vậy thì họ mới yên tâm đầu tư vào lĩnh vực này.
DN đầu tư vào nông nghiệp có đặc điểm khác với đầu tư vào những lĩnh vực khác, đó là phải gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Nghĩa là DN phải gắn kết với nông dân, các tổ chức của nông dân trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Vì thế các chính sách phải đảm bảo cho các đối tác này có được sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên thì mới bền vững.
Tôi cho rằng, Chính phủ cần có các chính sách thúc đẩy DN tham gia phát triển các vùng nguyên liệu tập trung như hỗ trợ 1 phần kinh phí cho phát triển hạ tầng, lập “quỹ hỗ trợ DN nông nghiệp” để giúp họ xử lý các rủi ro bất khả kháng. Phải có chính sách hỗ trợ các hợp tác xã và các tổ chức khác của nông dân để làm tốt chức năng là cầu nối giữa nông dân với DN. Nhà nước cũng cần có chính sách thúc đẩy hợp tác công - tư trong xây dựng NTM, khuyến khích DN đầu tư xây dựng những công trình hạ tầng nông thôn…
- Xin cảm ơn ông!
Ông Võ Quý Vinh - Giám đốc Công ty INTESO: Ứng dụng công nghệ tiên tiến nâng cao giá trị trong nông nghiệp Chúng tôi muốn mang những thành tựu về công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới về áp dụng cho nền nông nghiệp nước nhà nhằm tăng năng suất lao động cũng như từng bước nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp trong nước. Hướng tới sự phát triển toàn cầu hóa, cũng như nhận thức sâu sắc về quy luật kinh tế, INTESO đặt nhiệm vụ hàng đầu là tìm được sản phẩm, giải pháp an toàn, hữu ích và tối ưu nhất với giá cả hợp lý đồng thời mong muốn được trở thành cầu nối đem các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới ứng dụng tại VN. Hiện nay, INTESO đã và đang có những bước tiến vững chắc và dần khẳng định được vị thế của mình trong các mối quan hệ hợp tác lâu dài đối với các đối tác và các khách hàng trong và ngoài nước. Minh chứng là hai sản phẩm máy làm đất đa năng “Trâu Vàng IN-1WG4” và phân bón BLAGO. Tôi cũng mong rằng Chính phủ, các Bộ ngành liên quan cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích các DN nhiều hơn nữa, là cầu nối tích cực nhằm rút ngắn khảng cách đưa những thành tựu khoa học trong nông nghiệp trên thế giới áp dụng cho nền nông nghiệp VN. |
Khắc Lãng
Nguồn dddn.com.vn