07:57 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần giải pháp căn cơ, phù hợp thực tiễn

Thứ sáu - 06/05/2016 03:52
"Phấn đấu đến năm 2020, thành phố có 80% số xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); có 10 huyện, thị xã trở lên đạt chuẩn NTM" - là mục tiêu nổi bật được đặt ra trong dự thảo Chương trình 02 của Thành ủy về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020".

 

Đan Phượng là địa phương đầu tiên của Hà Nội được công nhận huyện nông thôn mới. Ảnh: Thái Hiền

Để sớm hiện thực hóa mục tiêu này, nhiều ý kiến cho rằng, Chương trình cần làm rõ hơn các giải pháp đa dạng hóa nguồn lực đầu tư và tăng cường hỗ trợ nông dân theo hướng căn cơ, phù hợp với thực tiễn.

Khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ

Dự thảo Chương trình 02 đặt mục tiêu trong 5 năm tới, ngoài xây dựng số huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới, sẽ phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung; đưa giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế đạt 250 triệu đồng/héc ta trở lên; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 25% lên 35% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Thu nhập của nông dân khu vực nông thôn đạt 49 triệu đồng/người/năm trở lên. Tỷ lệ có việc làm thường xuyên đạt 95%; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn dưới 1,5%...

Để đạt được các mục tiêu, yêu cầu trên, dự thảo Chương trình 02 đã đưa ra giải pháp phát triển nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa, chuyên canh, giá trị cao, bền vững và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tổng nguồn vốn dự kiến cho khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2020 là 72.092 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách là 59.420 tỷ đồng, huy động ngoài ngân sách (doanh nghiệp, nhân dân đóng góp và nguồn khác…) là 12.672 tỷ đồng.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ đánh giá: Chương trình 02 giai đoạn 2011-2015, thành phố đã đạt được kết quả đáng phấn khởi. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn theo quy mô nhỏ, ở phạm vi hộ gia đình. Mức độ ứng dụng công nghệ cao còn thấp nên năng suất, chất lượng sản phẩm còn hạn chế; việc hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm còn yếu... Vì vậy, chương trình mới cần cơ chế khuyến khích nông dân đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ cũng như liên kết với các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; tiếp tục quy hoạch xây dựng các khu sơ chế, chế xuất sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường nông thôn…

Có cơ chế phù hợp, hiệu quả sẽ cao

Mặc dù các mục tiêu đặt ra của chương trình phù hợp với nhu cầu phát triển của thành phố, tuy nhiên cần có những giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai. Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Nguyễn Tất Thắng đề nghị thành phố cần nghiên cứu để có cơ chế thu hút mạnh đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nhất là chính sách về tích tụ ruộng đất và hỗ trợ xây dựng hạ tầng. Trong khi đó, nhìn nhận về các chỉ tiêu nguồn lực dự kiến, Bí thư Huyện ủy Ba Vì Hà Xuân Hưng cho rằng, đối với các huyện, việc cân đối ngân sách rất khó khăn, nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM chủ yếu từ đấu giá đất, song hiện nay quy trình đấu giá mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, cần nghiên cứu tăng cường phân cấp cho huyện trong công tác xác định địa điểm quy hoạch, chỉ giới đường đỏ, xác định giá khởi điểm, tăng diện tích tổ chức đấu giá...

Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ của các quận nội thành đối với các huyện ngoại thành còn khó khăn trong xây dựng NTM thời gian qua rất hiệu quả nên cần phát huy. Tại huyện Ba Vì, nhờ chủ trương của Thành ủy, từ năm 2014 đến nay, 7 quận nội thành đã hỗ trợ huyện Ba Vì hơn 80 tỷ đồng xây dựng 41 nhà văn hóa thôn.

Đề cập đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Trịnh Thế Khiết cho rằng, diện tích sản xuất nông nghiệp thành phố hiện nay chủ yếu vẫn là trồng lúa. Để tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, cần rà soát quy hoạch và sớm công bố để nông dân, doanh nghiệp chủ động đầu tư. "Cần phải có đánh giá tổng thể, từ đó có những cơ chế khuyến khích các DN cùng nông dân đầu tư công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm" - ông Trịnh Thế Khiết nêu vấn đề. Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Huy Việt thì đề nghị trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phải kiểm soát việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Có thể nói, những mục tiêu đặt ra trong dự thảo Chương trình 02 hứa hẹn tạo ra những bước đột phá cho phát triển nông nghiệp. Với các giải pháp căn cơ, phù hợp với thực tiễn, chắc chắn hiệu quả đạt được từ Chương trình sẽ ở mức cao, góp phần xây dựng nông thôn Thủ đô văn minh, giàu đẹp.
Theo: hanoimoi.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 290


Hôm nayHôm nay : 53700

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 426527

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73473498