00:25 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần thay đổi tư duy sản xuất và tiêu thụ nông sản trong cách mạng 4.0

Thứ tư - 02/05/2018 20:33
Việt Nam cần thay đổi cách thức canh tác, tư duy quản lý nông nghiệp để tránh phát triển thành một nền nông nghiệp “gia công”.

Theo TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến những thách thức cho nền nông nghiệp khi mức độ quản lý vượt ra khỏi quy mô sản xuất, đầu tư so với trước đây.

Đơn cử, doanh nghiệp có thể làm nông nghiệp với hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng quản lý vượt trội với độ chính xác cao, như: Dùng hệ thống công nghệ giám sát để xem chỗ nào thiếu nước, thiếu phân rồi đưa máy bay đến tưới đúng chỗ. Hiện một hộ sản xuất nông nghiệp có thể quản lý tốt 100 ha diện tích đất sản xuất, dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy móc. Yêu cầu với lao động được thuê sản xuất nông nghiệp cũng thay đổi, họ không cần tìm cách tăng năng suất mà cần làm đúng việc được giao. Tức là khoa học công nghệ đã làm thay đổi cách quản lý sản xuất nông nghiệp. 

 

can thay doi tu duy san xuat va tieu thu nong san trong cach mang 4.0 hinh 1
Nguy cơ nông nghiệp Việt Nam trở thành nền nông nghiệp “gia công” trong cách mạng KHCN 4.0.

Đặc biệt, nếu như trước đây người nông dân bán nông sản cho thương lái, nhưng nay đã có những đại lý và công ty xuyên quốc gia kết nối thẳng với đại lý để thu mua nông sản. Chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản đã thay đổi (không còn là tuyến và điểm) thành hệ thống mạng.

Cho nên theo TS Đặng Kim Sơn, vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp Việt Nam là phải thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển, đưa nông dân “chuyên nghiệp” vào và áp dụng công nghệ tiên tiến.    

Cũng đồng quan điểm cần thay đổi tư duy làm nông nghiệp, TS. Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cho biết: Toàn ngành nông nghiệp hiện có hơn 700 chuỗi giá trị sản phẩm an toàn, tuy nhiên chỉ 50% số chuỗi hoạt động có hiệu quả.

Một trong nhiều nguyên nhân của hạn chế trên, theo TS. Đào Thế Anh, do chi phí sản xuất còn cao với giá cả biến động và lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; sai quy trình kỹ thuật; sử dụng quá nhiều lao động và chất lượng không đồng nhất. Trong bối cảnh đó, tổn thất nông sản sau thu hoạch ở Việt Nam còn cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á (rau quả là 32%, thịt là 14% và thủy sản là 12%). Bên cạnh đó, hạn chế còn là thiếu kho chứa đảm bảo tiêu chuẩn, vận chuyển và đóng gói kém và giao dịch quá nhiều khâu trung gian.

“Ở khâu chế biến, hạn chế là công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp, quy mô nhỏ, manh mún. Do đó, sản phẩm nông sản xuất khẩu có chất lượng thấp và giá thấp, thiếu thương hiệu...” - TS ĐàoThế Anh nói.

Bà Từ Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam (Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ) đặt vấn đề về chuỗi tiêu thụ nông sản với vai trò của các hộ sản xuất nhỏ trong vấn đề an toàn thực phẩm. Bà Nhung cho rằng, trong sản xuất nông nghiệp, những doanh nghiệp lớn cần phải có vì họ hướng tới thị trường lớn là xuất khẩu. Tuy nhiên, nông dân sản xuất nhỏ cũng phải duy trì vì đó là nguồn cung ứng nông sản cho thị trường nội địa. Cho nên, theo bà Nhung, các hộ nông dân nhỏ cần được đào tạo và kết nối họ thành tổ nhóm, mạng lưới để tiếp cận với thị trường./.

Hoài Lam/VOV.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 418

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 416


Hôm nayHôm nay : 23024

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 879293

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64865237