Ảnh minh họa
Theo đó, để phát triển nông, nghiệp bền vững và có hiệu quả vùng đồng bằng sông Cửu Long, cần thiết phải phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở hoàn thiện, nhân rộng mô hình thí điểm hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Mô hình hợp tác xã kiểu mới là một giải pháp cơ bản, lâu dài để khắc phục tình trạng nêu trên và mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân; giúp hộ nông dân khắc phục được một cách cơ bản thua thiệt trên thị trường, gia tăng lợi ích cho số đông nông dân thông qua liên kết một cách hữu cơ chuỗi giá trị sản xuất nông sản và sức mạnh tập thể thành viên, từ đó giúp cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao tinh thần hợp tác của cộng đồng lớn thành viên nông dân và dân cư địa phương.
Thủ tướng nêu rõ, phạm vi của Đề án cần tập trung vào 3 sản phẩm chủ lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cũng là sản phẩm chủ lực của quốc gia là lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản;
Đề án cần đánh giá sâu sắc thực trạng mô hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long; lựa chọn một số mô hình hiệu quả đã thành công.
Bên cạnh đó, Đề án cần xác định rõ việc nhân rộng của mô hình thí điểm hợp tác xã kiểu mới nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, theo đúng bản chất các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại vùng đồng bằng sông Cửu Long; ưu tiên lựa chọn hợp tác xã hiện có để củng cố, hoàn thiện thành các điển hình để nhân rộng kết hợp một cách hợp lý với việc thành lập mới hợp tác xã kiểu mới.
Đề án cần đề xuất những chính sách cụ thể và biện pháp tổ chức thực hiện để có thể nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cho có hiệu quả.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến và các chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện Đề án, dự thảo Quyết định phê duyệt, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Theo: thoibaonganhang.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn