09:52 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần vẽ bản đồ hàng Việt ở nông thôn

Thứ sáu - 03/03/2017 10:53
Những năm qua, nhiều địa phương trong cả nước đã phối hợp với các doanh nghiệp (DN) trực tiếp tổ chức Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn hoặc thông qua những hoạt động cụ thể để kết nối người tiêu dùng nông thôn với các DN Việt. Tuy vậy, cần nhiều giải pháp hơn để tiềm năng khu vực nông thôn được tận dụng tối đa.
Người tiêu dùng nông thôn luôn có nhu cầu cao đối với các mặt hàng thiết yếu

Người tiêu dùng nông thôn luôn có nhu cầu cao đối với các mặt hàng thiết yếu

Nhằm phục vụ nhu cầu hàng hóa Việt cho bà con khu vực nông thôn, miền núi, chỉ tính riêng trong dịp cuối năm 2016, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức hơn 300 chuyến bán hàng lưu động tại 18 huyện, thị xã và các khu công nghiệp trên địa bàn thủ đô; 22 phiên chợ Việt và hơn 100 chuyến bán hàng lưu động về khu vực nông thôn, ngoại thành, các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất... Chia sẻ về mục đích tổ chức các chương trình này, bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, khu vực nông thôn, KCN là thị trường còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Do vậy, các phiên chợ hàng Việt là cơ hội để DN mở rộng thị trường, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Nielsen Việt Nam, thị trường nông thôn rất tiềm năng đối với ngành bán lẻ. Nhu cầu tiêu dùng của nhóm người dân ở nông thôn đang dần thay đổi theo hướng tiện ích, hiện đại và tiệm cận với nhu cầu như người tiêu dùng thành thị. Kết quả khảo sát cho thấy, dân số nông thôn chiếm tới 70% tổng dân số Việt Nam. Trong thời gian qua, mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ở thị trường nông thôn là 12% về giá trị và 9% về lượng. Số lượng gia đình, cá nhân có thu nhập 1,5 triệu đồng/tháng ở nông thôn đã tăng nhanh, trong đó 95% gia đình được hỏi có nhu cầu mua sắm tivi thế hệ mới; 92% muốn mua sắm bếp điện; 33% muốn mua radio và 99% muốn mua máy vi tính. Những con số trên cho thấy, tiềm năng tại thị trường nông thôn hiện đang còn lớn. Tuy vậy, doanh số bán lẻ cho thị trường nông thôn mới chiếm từ 14 - 15% trên tổng doanh số bán lẻ của thị trường (nhiều quốc gia lân cận là 27%). Với tiềm năng lớn, các DN đòi hỏi phải ý thức được điều này để nắm bắt chặt chẽ, nhằm đưa hàng Việt về nông thôn được nhiều hơn.

Để chiếm lĩnh thị trường nông thôn, các chuyến hàng Việt về nông thôn đã phát huy hiệu quả khi là nguồn cung cấp hàng hóa chính hãng cho người dân với giá phải chăng. Trung bình, hàng năm, Sở Công Thương các tỉnh tổ chức hàng chục chuyến đưa hàng về nông thôn; hàng chục chuyến bán hàng lưu động; nhiều phiên chợ, hội chợ hàng Việt… phục vụ bà con. Chưa kể các chuyến hàng được tổ chức bởi các DN, tổ chức khác. Thông qua việc đưa hàng hóa về nông thôn, nhiều sản phẩm Việt đã được người tiêu dùng biết đến như nước mắm, tương ớt Trung Thành; mỹ phẩm Mỹ Hảo; bánh kẹo Kinh Đô; bóng đèn phích nước Rạng Đông; giày Thượng Đình… Tuy vậy, đây chưa phải là kênh cung cấp hàng hóa lâu dài, ổn định bởi số lượng các chuyến hàng đưa về mỗi năm còn hạn chế.

Ông Vũ Vinh phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội - cho rằng, trước hết, chúng ta phải nhận thức rõ tiềm năng thị trường nông thôn còn rất lớn cả về dân số và sức mua. Để tận dụng lợi thế này, công tác quy hoạch cần phải được thực hiện bài bản hơn. Cụ thể, phải vẽ ra bản đồ hàng Việt ở nông thôn, chỗ nào còn trống vắng, có thể hỗ trợ chính sách về vốn, nhân lực, đào tạo. Bán hàng không đơn giản là đưa đến, mà còn phải tuyên truyền, marketing để gắn kết sản xuất với tiêu thụ nhằm phục vụ tốt nhất bà con. Đặc biệt, cần nâng cấp các chợ nông thôn để tạo điều kiện cho người mua, người bán gặp nhau, từ đó tiêu thụ tốt hơn hàng hóa Việt.

Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020 chỉ rõ, từ nay đến năm 2020, tích cực xây dựng các Điểm bán hàng Việt Nam tại các địa phương, ưu tiên khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 330


Hôm nayHôm nay : 77713

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1049881

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71277196