Theo Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt vùng nông thôn nước ta hiện nay.
Sau ba giai đoạn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bên cạnh những kết quả khích lệ còn có nhiều khó khăn, thách thức như: Vẫn còn sự chênh lệch lớn về tỉ lệ người dân được cấp nước và vệ sinh đặc biệt những vùng nghèo, cùng có điều kiện khó khăn chưa được tiếp cận với các điều kiện cấp nước và vệ sinh đạt tiêu chuẩn.
Tuy tỷ lệ người dân được cấp nước hợp vệ sinh tương đối cao, đạt 86,4% song mới có khoảng 45% dân nông thôn được cấp nước đạt quy chuẩn của Bộ Y tế; trong đó mới có 35% được sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung, còn lại 50% sử dụng nước quy mô hộ gia đình thì chỉ hơn 10% trong số này đạt quy chuẩn của Bộ Y tế và chất lượng nước không ổn định.
Nguồn lực luôn bị hạn chế và chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không đáp ứng được nhu cầu đầu tư hàng ngày càng cao về cấp nước sinh hoạt và điều kiện vệ sinh đảm bảo cho người dân. Hệ thống cấp nước sạch nông thôn còn thiếu vền vững, trong tổng số 16.200 công trình cấp nước tập trung chỉ có khoảng 12.000 công trình (75%) hoạt động hiệu quả, số còn lại hoạt động kém hiệu quả hoặc dừng hoạt động.
Để duy trì các kết quả đã đạt được và đạt được mục tiêu về môi trường trong xây dựng NTM về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ nay đến năm 2020 theo hướng bền vững, theo Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cần thực hiện đồng thời các giải pháp: hoàn thiện thể chế chính sách nhằm nâng cao quản lý nhà nước của ngành; đổi mới mô hình quản lý sau đầu tư đối với các công trình cấp nước cho phù hợp; tăng cường hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực nước sạch nông thôn; đẩy mạnh truyền thông, thay đổi nhận thức và thực hiện xã hội hóa nguồn vốn đầu tư và sau đầu tư.
Một số giải pháp thúc đẩy cung cấp nước sạch nông thôn, đó là cung cấp nước quy mô nhỏ cho hộ gia đình. Để cải thiện chất lượng cấp nước hộ gia đình, cần khuyến khích việc tư nhân cung cấp thiết bị, công nghệ xử lý nước, tăng cường truyền thông để hướng dẫn nhân dân và cung cấp tín dụng ưu đãi để người dân mua thiết bị và hỗ trợ cho các gia đình khó khăn.
Cấp nước tập trung quy mô nhỏ, chủ yếu cấp nước cho khu vực dân cư ở miền núi, cùng sâu, quản lý dựa vào cộng đồng và tổ chức người sử dụng nước. Với sự hỗ trợ của WB, khoản vay 200 triệu USD để phục hồi, nâng cấp và nâng cao chất lượng quản lý cho các hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ ở 21 tỉnh miền núi và Tây nguyên. Nhưng để duy trì ổn định, hiệu quả và bền vững thì còn rất nhiều việc phải làm và cần nhiều hỗ trợ của xã hội.
Hệ thống cấp nước nông thôn có quy mô lớn cần ưu tiên và xây dựng chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành hệ thống cấp nước tập trung với một số giải pháp như: Đẩy mạnh xây dựng khung pháp lý về PPP và tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước cho những vùng khó khăn trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tăng cường năng lực cho khu vực tư nhân; rà soát điều chỉnh quy hoạch các hệ thống cung cấp nước tập trung nông thôn theo hướng đảm bảo nguồn cung cấp nước bền vững và hệ thống có quy mô lớn.
Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, trong đó ưu tiên dành vốn cho các dự án PPP. Nâng cấp tiếp cận tài chính và đảm bảo người nghèo được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tăng cường hợp tác quốc tế về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn….
Theo Minh Thư/infonet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn