20:34 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cánh đồng lớn còn lỏng lẻo

Chủ nhật - 31/05/2015 20:40
PGS.TS Phạm Văn Dư đề xuất, để CĐL phát triển ổn định cần xây dựng các HTX, tổ hợp tác kiểu mới, đẩy mạnh chuyển giao TBKT vào đồng ruộng, làm tốt công tác giống.
SX lúa trên cánh đồng lớn

SX lúa trên cánh đồng lớn

Theo Cục Trồng trọt, mô hình liên kết SX cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được Bộ NN-PTNT phát động từ năm 2011 tại Cần Thơ đã mở hướng đi mới, hình thành vùng nguyên liệu tập trung, tạo chuyển biến trong SX lúa gạo.
Khởi đầu vụ HT 2011, ĐBSCL áp dụng SX gần 8.000 ha CĐML (sau này gọi là CĐL). Vụ ĐX 2011-2012 nâng lên 20.000 ha và vụ HT 2012 đạt 26.000 ha... Đến vụ ĐX 2014-2015 đạt khoảng 200.000 ha. Năng suất đạt thấp nhất 5 tấn/ha và cao nhất 7,23 tấn/ha; lợi nhuận từ 15 - 26 triệu đ/ha, cao hơn so với ngoài mô hình từ 2,2 - 7,5 triệu đ/ha; giảm giá thành so với ngoài mô hình từ 120 - 600 đ/kg lúa và giảm số lần phun thuốc BVTV từ 1,2 - 2,6 lần/vụ.
Vụ HT 2014, có 101 DN của 13 tỉnh, thành ĐBSCL tham gia ký kết bao tiêu cho CĐML. 88 HTX và 551 tổ hợp tác đại diện cho nông dân ký kết với DN tiêu thụ lúa cho hơn 77.400 ha. Song, thực tế DN thu mua chỉ đạt 42.600 ha, chiếm 55%.
TS. Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nhận xét: Một số DN cung ứng phân bón, thuốc BVTV làm tốt. Song đa số DN xuất khẩu lúa gạo cuộc còn khá chậm, trong khi CĐL là vùng nguyên liệu lúa chủ yếu để XK. Nhiều HTX chưa có nhà kho, hệ thống sấy… So với mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu lúa XK 1 triệu ha thì sự phát triển của CĐL vẫn chậm.
Đại diện Cục Chế biến, thương mại nông lâm sản và nghề muối cho rằng, qua việc triển khai thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vừa qua cho thấy hầu hết DN chỉ mua gạo chứ không mua lúa. Mối liên kết còn lỏng lẻo nên xảy ra tình trạng nông dân “bẻ kèo”, DN kéo dài thời gian thu mua...
Theo ông Phạm Thái Bình, GĐ Cty TNHH Trung An (Cần Thơ), sở dĩ DN tham gia CĐL còn chậm là do nguồn lực chưa đủ. Muốn làm CĐL phải đầu tư lớn. Vì thế cần có sự tham gia liên kết chặt chẽ của HTX, tổ hợp tác.
PGS.TS Dương Văn Chín, GĐ Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Cty CP BVTV An Giang - AGPPS) cho biết, chiến lược tổ chức SX, tiêu thụ lúa gạo của AGPPS đã có những thành công bước đầu. Tham gia CĐL, nông dân có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, nên an tâm hợp tác liên kết.
Năm 2013, AGPPS đã hình thành vùng nguyên liệu CĐL là 72.600 ha, chiếm 1,8% diện tích gieo trồng lúa ĐBSCL (hơn 3,9 triệu ha); đồng thời xây dựng 5 nhà máy có hệ thống kho, sấy, chế biến lúa gạo. Mục tiêu đến 2018, AGPPS mở rộng CĐL lên 340.500 ha, chiếm 9% diện tích gieo trồng lúa ĐBSCL và hoàn thành cụm 12 NM chế biến.
Ông Chín trình bày, AGPPS đã có chủ trương đầu tư xây dựng các NM chế biến, quy mỗi NM từ 10-15 ha . Mặc dù đã nộp hồ sơ đầy đủ nhưng các tỉnh vẫn chưa cho phép chuyển đất lúa để xây dựng. Do chưa có quyền sử dụng đất nên AGPPS không thể thế chấp vay vốn ngân hàng để tiếp tục xây thêm NM mới.
Hiện sản lượng lúa trên CĐL của AGPPS gần 0,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên khi phân bổ chỉ tiêu tạm trữ, Cty chỉ nhận được 1/10 sản lượng. Chính sách thuế hiện hành chưa tạo điều kiện khuyến khích DN xây dựng thương hiệu gạo.
Theo TS Nguyễn Trí Ngọc, Tổng Thư ký Tổng hội NN-PTNT VN, nước ta có sản lượng nông sản XK đứng hàng đầu thế giới nhưng vẫn chưa có thương hiệu lớn, mà chủ yếu XK thô hoặc phải thông qua thương hiệu của nước khác. Vấn đề là ở chỗ chất lượng các mặt hàng nông sản còn quá kém, việc kiểm soát chất lượng cũng như kiểm soát VSATTP còn yếu...
PGS.TS Phạm Văn Dư đề xuất, để CĐL phát triển ổn định cần xây dựng các HTX, tổ hợp tác kiểu mới, đẩy mạnh chuyển giao TBKT vào đồng ruộng, làm tốt công tác giống...
Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội NN-PTNT VN nhận định: Qua 4 năm triển khai CĐL cho thấy đã khắc phục được việc SX nhỏ, manh mún, trình độ canh tác của nông dân được nâng cao. Tuy nhiên số lượng DN và nông dân tham gia vào CĐL còn thấp, do khâu tuyên truyền chưa tốt, chưa có sự phối hợp hài hòa giữa các cấp ngành.
Thời gian tới, Tổng hội sẽ trình Chính phủ lựa chọn 4 sản phẩm chủ lực để thực hiện tái cơ cấu ngành NN-PTNT (gồm gạo, cá tra, tôm và vài loại trái cây). 4 sản phẩm sẽ gắn với CĐL, ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ thẳng cho DN.
Theo: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 337

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 335


Hôm nayHôm nay : 30985

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 332817

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70560132