04:40 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Canh tác lúa thích ứng xâm nhập mặn

Thứ hai - 08/04/2019 07:18
Trước nguy cơ hạn, xâm nhập mặn diễn ra ở ĐBSCL, Trung tâm KNQG phối hợp với dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) đã tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp "Canh tác lúa thích ứng xâm nhập mặn" tại Sóc Trăng.

09-57-14_dien_dn_kn_-_soc_trng_bien_php_cnh_tc_lu_thich_ung_xm_nhp_mn_-_nh_hd
Quang cảnh diễn đàn

Sóc Trăng nằm cuối vùng hạ lưu sông Hậu, tiếp giáp biển Đông, hằng năm chịu tác động rất mạnh tình trạng XNM ảnh hưởng đến nông nghiệp, đặc biệt là SX lúa. Ông Võ Quốc Trung, Trung tâm KN Sóc Trăng cho hay: BĐKH gây hậu quả xấu đến SX và đời sống của người dân. Vào đợt hạn mặn lịch sử năm 2016, tính riêng vụ ĐX 2015-2016 có hơn 19.430 ha bị thiệt hại do khô hạn và XNM, với hơn 12.620 ha lúa bị ảnh hưởng, trong đó mức độ thiệt hại lên đến trên 70% là 6.737 ha và nhiều đợt triều cường gây tràn, sạt lở, vỡ đê...

Vụ ĐX 2018-2019, dự án VnSAT Sóc Trăng thực hiện mô hình cánh đồng SX lúa bền vững ứng dụng kỹ thuật 1 phải 5 giảm và cấy bằng máy tại HTX Nông sản Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú. Quy mô thực hiện trên 50 ha, có 45 hộ tham gia. Lượng giống sử dụng trên 50 kg/ha. Tham gia liên kết có Cty CP Tập đoàn Giống cây trồng Trung ương và DNTN Thảo Nguyên.

Sau khi tham quan mô hình, đoàn công tác Trung tâm KNQG và các chuyên gia nông nghiệp ghi nhận mô hình ứng dụng máy cấy trong canh tác lúa giúp giảm lượng giống và có triển vọng.

Tuy vậy, vấn đề bức bối hiện nay là SX lúa gặp nhiều khó khăn bởi XNM. Có hơn 20 câu hỏi trực tiếp của nông dân để các nhà khoa học, cán bộ nông nghiệp tại địa phương trả lời. Trong đó trọng tâm là việc chọn giống, xác định cơ cấu mùa vụ phù hợp. Đặc biệt biện pháp canh tác SX lúa thích ứng với vùng đất nhiễm mặn. Chế độ dịnh dưỡng, bón phân hợp lý cho cây trồng qua kinh nghiệm chuyển đổi ở một số địa phương.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, hiện có một số giống lúa chịu mặn, ngắn ngày như OM6976, OM5451, OM9921, OM5621, OM6677, ST5... Tuy nhiên các giống lúa chỉ chịu được mặn ở mức độ trung bình đến khá (từ 2-3 phần nghìn); khi độ mặn từ 4 phần nghìn trở nên thì năng suất giảm, không đạt hiệu quả kinh tế. Nên sử dụng giống lúa cực ngắn ngày, chịu mặn ở mức khá, kết hợp với bố trí thời vụ để né mặn đỉnh cao giai đoạn trỗ bông.

Ông Tùng cho rằng, để xác định cơ cấu giống lúa ở ĐBSCL, tùy theo tiểu vùng sinh thái mà các địa phương sẽ chọn lựa cơ cấu giống cho địa phương mình. Vụ ĐX vùng ven biển Nam Bộ ưu tiên áp dụng giống ngắn ngày như OM 4900, OM 6976, OM 5451, Đài Thơm 8, IR 50404... Vụ HT ưu tiên áp dụng giống ngắn ngày, thâm canh trung bình đến khá như OM2517, OM576, AS996, OM5451, OM6976, OM5472... Giống bổ sung ST5, ST24, OM576, Jasmine 85, OM4900, OM7347, RVT...

Tại diễn đàn, Viện Lúa ĐBSCL khuyến cáo một số biện pháp kỹ thuật canh tác lúa thích ứng với vùng đất nhiễm mặn như chuẩn bị đồng ruộng và làm đất tốt, áp dụng kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng, biện pháp 1 phải 5 giảm hay kỹ thuật gieo mạ khay, cấy máy, quản lý cây trồng tổng hợp, kỹ thuật bón phân theo tiểu vùng...

09-57-14_co_gioi_ho_khu_bon_phn_trong_sx_lu_-_nh_hd
Cơ giới hóa khâu bón phân trong SX lúa

Viện Lúa ĐBSCL khuyến cáo nông dân tranh thủ tưới nước ngọt để đủ nước cho 3 lần bón phân và thời kỳ trổ, khi có nước ngọt tranh thủ rửa mặn nhiều lần. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 2 phần nghìn đối với lúa đẻ nhánh; dưới 1 phần nghìn đối với giai đoạn lúa làm đòng và trổ). Nếu giai đoạn mạ bị hạn nặng cần tưới phun nước ngọt cho mạ với lượng nước phun 800 - 1.000 lít/ha.

TS Trần Văn Khởi, Q Giám đốc Trung tâm KNQG nhận định, vùng ven biển ĐBSCL, XNM diễn ra thường xuyên và mức độ, ảnh hưởng đến mùa vụ cây trồng tùy từng thời điểm, từng năm. Để hạn chế ảnh hưởng XNM đến SX lúa, mỗi vùng, mỗi vụ cần chọn cơ cấu giống phù hợp; chuyển đổi cơ cấu SX theo mùa vụ hợp lý, chuyển đổi cây trồng né tránh XNM (vụ ĐX gieo sạ sớm hơn để né tránh tác động hạn, mặn). Gần đây đã có nhiều mô hình trình diễn giảm chi phí SX phát huy hiệu quả như kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm. Thực hiện chuyển đổi mô hình SX thuận tự nhiên, thích ứng như tôm - lúa, SX lúa hữu cơ, nuôi thủy sản theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập… Những vùng khí hậu khắc nghiệt nên đưa giống lúa lai vào SX để tăng khả năng chống chịu, thích ứng.

Theo Hữu Đức/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229


Hôm nayHôm nay : 38978

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 527678

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73574649