05:38 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cậu sinh viên Vĩnh Long 'ăn ngủ cùng nông dân'

Chủ nhật - 04/03/2018 09:37
20 tuổi, Nguyễn Khắc Duy quyết định đương đầu thử thách bằng việc khởi nghiệp lập dự án "ăn ngủ cùng nông dân" để làm sản phẩm cam sạch.
Sinh viên Nguyễn Khắc Duy cùng thạc sĩ Nguyễn Hoàn Thiện, giảng viên khoa cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, nghiên cứu trên máy quét 3D - Ảnh: CHÍ HẠNH

Sinh viên Nguyễn Khắc Duy cùng thạc sĩ Nguyễn Hoàn Thiện, giảng viên khoa cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, nghiên cứu trên máy quét 3D - Ảnh: CHÍ HẠNH

Nguyễn Khắc Duy hiện là sinh viên năm 3 khoa cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật (SPKT) Vĩnh Long. Là cậu bé trưởng thành ở vùng quê miệt vườn sông nước miền Tây, ngay từ khi còn là học sinh, Duy đã bộc lộ tài năng trong sáng tạo khoa học kỹ thuật.

Nhiệt huyết của thầy giữ chân trò

Lúc còn là học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long), Duy đã có trong tay một số sản phẩm nghiên cứu để đời, đoạt giải quốc gia, được nghiệm thu đưa vào sử dụng như: thiết bị lọc nước mưa bằng vật liệu mới, công trình máy thu hoạch muối thay con người...

Với tính cách sáng tạo, dám nghĩ dám làm, Duy nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo. Trong đó có TS Lê Hồng Kỳ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.

 

"Lúc tham gia hướng nghiệp tại trường, tôi đã phát hiện Duy có tố chất sáng tạo, chịu khó tìm tòi trong nghiên cứu khoa học nên mới nhận giúp đỡ, hỗ trợ về chuyên môn và kinh phí để em phát huy hết khả năng của mình", TS Kỳ nhớ lại.

Sau kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, Duy được Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM tuyển thẳng vào khoa công nghệ vật liệu và công nghệ sinh học. Tuy nhiên, vì là trái ngành sở thích, một phần do nghĩ rằng ơn nghĩa của các thầy cô đã giúp mình nên Duy mới đưa ra quyết định chọn ở lại quê nhà theo học tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.

Nghiên cứu ý nghĩa

Cậu sinh viên Vĩnh Long ăn ngủ cùng nông dân - Ảnh 2.

Mô hình "Khung xương hỗ trợ lực chân" do Nguyễn Khắc Duy sáng chế.

Ngay những ngày đầu theo học tại đây, Duy tự thân bươn chải làm thêm kiếm tiền, mua máy móc mở một xưởng cơ khí nhỏ ở phường 4, TP Vĩnh Long để làm nơi thực nghiệm những ý tưởng.

Xuất phát từ chuyện cậu ruột bị tai biến liệt nửa người, Duy nảy sinh ra ý tưởng chế tạo một vật gì đó giúp cho người thân dễ dàng đi lại. Rồi mô hình "khung xương hỗ trợ lực chân" được Duy cho ra đời. Mô hình này lập tức được TS Kỳ đánh giá rất cao, đồng thời hỗ trợ kiến thức cơ bản và kinh phí để em bắt tay vào nghiên cứu.

Sau giờ học ở lớp, Duy xuống xưởng cơ khí của nhà trường mượn máy đo đạc, tính toán để thiết kế thiết bị. Sau đó, Duy mang bản vẽ về xưởng của mình để nghiên cứu, chế tạo. Không lâu sau đó, một phiên bản bằng vật liệu kim loại sắt được bạn cho ra đời và thử nghiệm trên chính bản thân mình.

Để thiết bị gọn nhẹ, đáp ứng được tiêu chuẩn của Bộ Y tế, phần khung thiết bị này lần lượt được Duy thay đổi bằng vật liệu Inox, rồi đến titan. Trong khoảng thời gian 2 năm ròng rã nghiên cứu để chế tạo "khung xương hỗ trợ lực chân" bạn đã không ít lần gặp thất bại.

Duy nhớ lại: "Do chân mỗi người mỗi khác, từ cách đi cho đến kích thước. Còn về mặt cơ khí thì áp dụng cho cả 2 chân bệnh nhân, nhưng về mặt điện tử thì đổi chân sẽ có sai số. Có lúc tính toán không chính xác, mô phỏng bằng phần mềm gặp thất bại nên rất nản, muốn chuyển giao cho người khác. Nhưng tiếc cho đứa con tinh thần, tôi mang cả máy tính xuống xưởng, bố trí hẳn một cái giường ăn ngủ tại đây, cứ nghĩ đến đâu lại tính toán, mô phỏng, chế tạo và lập trình đến đó, không bỏ qua bất cứ sáng kiến nhỏ nào".

Thạc sĩ Nguyễn Hoàn Thiện - giảng viên khoa cơ khí chế tạo máy - đánh giá Duy "là một sinh viên luôn tự giác tìm tòi, sáng tạo". Thầy cô truyền đạt kiến thức, còn Duy tự thực hiện những công trình nghiên cứu của mình.

Thiết bị khung xương hỗ trợ lực chân của Duy đang tiếp tục được em nghiên cứu hoàn thiện để áp dụng rộng rãi. TS Lê Hồng Kỳ cho biết thiết bị mang hàm lượng khoa học rất cao và được nhà trường đăng ký thực hiện đề tài cấp bộ, đồng thời sẽ mang đi thi giải quốc tế trong tương lai gần.

Trong năm 2017, dự án "khung xương hỗ trợ lực chân" đã vượt qua hàng trăm nghiên cứu khác, vinh dự đoạt giải ba cuộc thi sáng tạo KH-KT Trần Đại Nghĩa (Vĩnh Long) và giải khuyến khích cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka (do Thành đoàn TP. HCM tổ chức).

Dự án mới

Chưa dừng lại, Duy còn tiết lộ trong năm nay bạn sẽ tiếp tục "ăn nằm cùng bà con nông dân" để triển khai dự án khởi nghiệp từ chính nông sản ở quê mình. Theo đó, Duy sẽ lập một dự án nghiên cứu, áp dụng KH-CN vào quy trình sản xuất để cho ra những sản phẩm từ lá, vỏ và quả cam hoàn toàn sạch.

"Lúc nhỏ tôi hay theo cha làm ở trung tâm khuyến nông tỉnh đi khảo sát một số nơi và thấy những điều đáng tiếc như cùng một loại máy móc, cùng điều kiện canh tác nhưng nông dân quê mình thua hẳn các nước khác. Mới đây, chuyện bà con ồ ạt bỏ lúa trồng cam, nguy cơ lại sẽ dẫn đến điệp khúc buồn "được mùa, mất giá". Chính vì vậy, tôi phải bắt tay thực hiện dự án này", Duy nói.

Hệ sinh thái khởi nghiệp cho người trẻ ở quê nhà

Đã có nhiều học sinh, sinh viên, nông dân miền Tây say mê nghiên cứu, sáng tạo từ thực tiễn. Nguyễn Khắc Duy là một ví dụ. Anh được nhà trường, gia đình ủng hộ, niềm đam mê, tình cảm riêng đối với quê nhà nuôi dưỡng sự sáng tạo.

Thế nhưng, giới trẻ cũng cần một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững hơn khi làm ăn trên quê hương.

Start-up là một quá trình sáng tạo, mạo hiểm. Khởi nghiệp là dấn thân kinh doanh, chấp nhận rủi ro. Bài học ở nhiều quốc gia là chỉ khoảng 10% khởi nghiệp thành công, 30% lừng chừng và 60% thất bại. Thiếu hệ sinh thái khởi nghiệp, giới trẻ sẽ không có nền tảng hỗ trợ vững vàng, rủi ro càng lớn hơn.

Để khuyến khích sáng tạo, khởi nghiệp, các ngành, địa phương cần: Hình thành quỹ hỗ trợ tài năng trẻ hơn là đầu tư kém hiệu quả cho việc thu hút người có học vị, học hàm, nặng lý thuyết; Bồi dưỡng tài năng sáng tạo, niềm đam mê nghiên cứu khoa học; Báo chí, truyền thông tiếp sức, tạo quan tâm của công chúng, thu hút tài trợ của doanh nghiệp cho nghiên cứu, sáng tạo trẻ một cách hiệu quả.

Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia là cần, nhưng cũng cần tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp ngay tại địa phương cho những người trẻ sáng tạo bằng nhiều hoạt động cụ thể.

 

TS TRẦN HỮU HIỆP

CHÍ HẠNH/tuoitre.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 237


Hôm nayHôm nay : 28069

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1228526

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72911235