00:25 EDT Thứ tư, 24/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cây cầu treo “chở con chữ” giúp người dân thôn nghèo Yên Bái

Thứ tư - 26/07/2017 06:11
Không chỉ giúp ích cho giao thương, cầu treo Ngòi Hút đã giúp “chở con chữ” đến với bà con thôn Khe Gai, xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Chỉ hơn một năm trước, tự viết được tên của mình, đọc được báo... đó là những điều người dân thôn Khe Gai ít nghĩ đến. Vậy mà từ khi cây cầu treo Ngòi Hút được hoàn thành, nhiều người đã thực hiện được “điều ngoài mong muốn” ấy.

Kể từ khi có cầu treo Ngòi Hút, trẻ em không phải phải nghỉ học vào ngày mưa và cuộc sống của người dân cũng thuận lợi hơn. Ảnh: Nguyễn Trung.
Kể từ khi có cầu treo Ngòi Hút, trẻ em không phải phải nghỉ học vào ngày mưa và cuộc sống của người dân cũng thuận lợi hơn. Ảnh: Nguyễn Trung.

Ông Trần Văn Hưng, Bí thư Chi bộ thôn Khe Gai cho biết, tình trạng mù chữ trong thôn đã kéo dài nhiều năm. Quá nửa trong số 71 hộ dân trong thôn là người dân tộc Dao và không biết tiếng phổ thông. Một số người đàn ông trong thôn chỉ có thể giao tiếp ở mức đơn giản. Họ buộc phải điểm chỉ nếu muốn tỏ ý đồng tình khi phải ký vào văn bản nào đó.

Kể lại thuở phải đi bè qua suối Ngòi Hút, trưởng thôn Nguyễn Xuân Trường vẫn nhớ như in những khi đẩy sào để qua cơn nước lớn. Lũ về, hai bờ suối bị chia cắt. Việc đến thăm hỏi từng hộ dân cũng không thể thực hiện được, “chỉ biết đứng gọi vì không sang suối” - ông Trường nói.

Nhiều hôm không phải mùa lũ nhưng nước lớn, mảng cũng bị lật, người bị ngã xuống khe nước, phương tiện đi lại như xe máy cũng rớt theo và bà con lại phải mất nhiều công sức để vớt lên.

Chiếc cầu treo do Viettel tài trợ, giúp bà con đi lại dễ dàng là mơ ước hàng chục năm nay của người dân thôn Khe Gai. Ảnh: Nguyễn Bình.
Chiếc cầu treo do Viettel tài trợ, giúp bà con đi lại dễ dàng là mơ ước hàng chục năm nay của người dân thôn Khe Gai. Ảnh: Nguyễn Bình.

Ngoài việc đi lại khó khăn, cứ nước lớn hay mưa lũ là mảng bị trôi khá nhiều và bà con trong thôn lại phải góp tiền đóng lại hoặc tìm vớt. Trong ngày mưa lũ hay nước lớn, bà con nơi thôn nghèo này lo cho việc mua các đồ sinh hoạt hàng ngày của mình đã khó, giao thương với bên ngoài còn khó khăn hơn nên chuyện để trẻ con ở nhà không đi học vì sợ nguy hiểm được coi là chuyện bình thường ở đây.

Từ khi hoàn thành cây cầu treo Ngòi Hút do Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tài trợ, bà con nhân dân đã cải thiện được đời sống của mình, và đã có nhiều xe máy hơn đi qua cầu. Đó là phương tiện được bà con sắm sửa để chở sắn và quế ra thị trấn tiêu thụ. Nhân dân nơi đây cũng được tiếp cận với nhiều hàng hóa thiết yếu khác từ bên ngoài cung cấp.

Cầu treo Ngòi Hút bắc qua suối Ngòi Hút có tổng mức đầu tư gần 6,1 tỷ đồng, nguồn vốn do Tập đoàn Viettel tài trợ, hưởng ứng chương trình “Nhịp cầu yêu thương” do Bộ Giao thông Vận tải phát động. Cầu Ngòi Hút có chiều dài 100m, rộng trên 2m, cầu có móng trụ tháp bằng bê tông cốt thép. Cầu phục vụ nhu cầu đi lại của 179 hộ dân sinh sống ở hai thôn Khe Gai và Khe Voi, xã Đông An.

Kể từ khi có cầu treo, trẻ em ở thôn Khe Gai không còn phải bỏ học ngày mưa. Ảnh: Nguyễn Bình.
Kể từ khi có cầu treo, trẻ em ở thôn Khe Gai không còn phải bỏ học ngày mưa. Ảnh: Nguyễn Bình.

Không chỉ mang đến những đổi thay về kinh tế cho vùng, cây cầu đã làm góp phần nâng cao trình độ dân trí. Theo ông Hoàng Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Đông An, điều quan trọng nhất là trẻ em đã tới trường đầy đủ. Trước đây, trẻ em thường nghỉ học mỗi khi lũ về.

Con nước lớn không chỉ cuốn đi mảng bè mà còn ngăn bước trẻ đến trường học tập. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ phổ cập tiểu học đã đạt khá. Trẻ em đã được xóa mù chữ, còn người lớn đã viết được tên của mình. “Từ khi có cầu, chưa thấy cháu nào bỏ học”, ông Hùng nói.

Dù vậy, ông Hùng vẫn còn nhiều nỗi lo lắng về thôn. “Điện vẫn phải kéo nhờ thôn bên” - ông Hùng nói. Khe Gai mới chỉ đạt 10/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong khi thời hạn 2019 đang đến gần.

Ký ức về một thời đi lại khó khăn, giao thương bị đứt đoạn mùa mưa lũ đã được thay thế bằng câu chuyện làm ăn của ngày hôm nay. “Năm rồi, thu nhập nhà tôi là 200 triệu đồng” - một người dân ở thôn Khe Gai tiết lộ. Những người khác cũng vui vẻ khi nhắc tới con đường giúp họ đi lại dễ dàng và có thể chở sắn, quế ra thị trấn dễ dàng, không sợ bị lật mảng hay phải đi đường vòng như trước đây.

Chia sẻ về việc xây dựng cầu Ngòi Hút, Trung tá Trần Quang Hưng - Trưởng ban Xây dựng Tập đoàn Viettel (đơn vị tài trợ xây cầu) nói: “Chúng tôi đã thực hiện nhiều chương trình xã hội tại các thôn bản nghèo ở nhiều tỉnh thành và mong muốn làm điều thiết thực nhất với cuộc sống của người dân. Việc xây cầu dân sinh như Ngòi Hút là một trong số đó. Viettel hy vọng, người dân sẽ bớt khó khăn, và đặc biệt là các cháu nhỏ sẽ không bị giảm đi cơ hội học hành chỉ vì không có một cây cầu chắc chắn”.

Theo Trần Quân/Hà Nội mới

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 310


Hôm nayHôm nay : 23573

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1099565

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65085509