00:21 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cây mắc ca (Bài 1): Triển vọng cây trồng mới

Thứ tư - 18/11/2015 20:50
Tại Việt Nam, cây mắc ca sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiều vùng sinh thái, đặc biệt sản lượng quả cao hơn nhiều nước khác. Theo kết quả nghiên cứu thử nghiệm ở Việt Nam, cây cho quả sớm với sản lượng lớn hơn hẳn các nước khác, kể cả những vùng nguyên sản cây mắc ca, chỉ đứng sau Hawaii. Mắc ca đã được trồng khảo nghiệm tại Việt Nam và nhiều giống đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam.

Tiềm năng lớn, hiệu quả cao

Việt Nam là nước có điều kiện trời phú để phát triển ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Với điều kiện địa lợi, nhân hòa thuận lợi, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang thực hiện đàm phán, ký kết các thỏa thuận thông thương với các nước trong khu vực và thế giới. Đây thực sự là thời cơ để nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng và vươn tầm châu lục. Tuy nhiên, cơ hội luôn tiềm ẩn những thách thức, chúng ta buộc phải có nhiều hơn nữa sự chuyển mình mạnh mẽ nhằm bắt kịp xu hướng của thời đại, cũng như có sự chuẩn bị chắc chắn để sẵn sàng tham gia sân chơi này. Trong phạm vi bài này, CTCP Him Lam, với góc nhìn từ một doanh nghiệp tham gia ngành nông nghiệp, cụ thể ở đây là ngành mắc ca, tôi xin đi vào một số nội dung chủ yếu:

 

Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng phát triển ngành mắc ca, vì vậy cần có những chính sách thu hút doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính và quản trị tham gia chuỗi cung ứng của ngành nông nghiệp nói chung, ngành mắc ca nói riêng. Qua đó, thúc đẩy mô hình sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, áp dụng công nghệ kỹ thuật cao, giúp kiểm soát tốt chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 40 quốc gia trồng cây mắc ca. Tuy nhiên mới chỉ có khoảng 10 quốc gia cho sản lượng mắc ca đáng kể. Trong 11 quốc gia sản xuất mắc ca lớn nhất được thống kê năm 2014, Nam Phi dẫn đầu, xếp theo sau là Australia, Kenya và Hoa Kỳ. Theo báo cáo của Hiệp hội Các hạt và trái cây khô thế giới (INC), tính từ năm 2004 đến 2014 sản lượng hạt nhân mắc ca sản xuất trên thế giới tăng trung bình 6%/năm. Một số quốc gia có sản lượng và diện tích sản xuất mắc ca lớn trước đây như Australia và Hoa Kỳ có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân do các quốc gia phát triển có giá công nhân cao nên việc mở rộng diện tích khiến giá thành sản xuất cao. Bên cạnh đó, diện tích đất sử dụng để sản xuất được mắc ca ở những quốc gia này cũng giới hạn. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển như Nam Phi, Kenya và Guatemala có sản lượng tăng khá nhanh. Tính trung bình trong 6 năm trở lại đây Australia vẫn là quốc gia sản xuất mắc ca hàng đầu thế giới, tiếp theo là Nam Phi, Guatemala. Niên vụ 2014, Nam Phi trở thành quốc gia sản xuất mắc ca hàng đầu thế giới.

 

Việc canh tác và định hướng chiến lược phát triển ngành mắc ca bền vững của các nước phát triển mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho Việt Nam. Tại các quốc gia hàng đầu về mắc ca hiện nay, nông dân canh tác trên quy mô diện tích lớn, tối thiểu khoảng 20ha, các vườn có quy mô phổ biến khoảng 600-800ha, một số vườn quy mô hơn 1.000ha. Chính nhờ canh tác trên diện tích rộng, việc cơ giới hóa thực hiện dễ dàng hơn, giảm bớt chi phí nhân công và tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô. Hầu hết nông trại được triển khai hệ thống tưới nước hiện đại, với suất đầu tư khoảng 5.000USD/ha (chưa tính hệ thống bơm). Việc canh tác được ứng dụng công nghệ cao trong tất cả công đoạn phát triển mắc ca (quy hoạch vùng đất trồng, triển khai trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch và chế biến). Tất cả đều được sử dụng máy móc cơ giới hóa trên cơ sở thành quả thu được của nghiên cứu và phát triển (R&D).

Hiện nay, lượng cầu về mắc ca lớn hơn lượng cung, tuy nhiên để chuẩn bị cho sự cạnh tranh trong tương lai, Hiệp hội Mắc ca Australia đưa ra đánh giá về lợi thế cạnh tranh trong ngành mắc ca. Theo đó, những quốc gia như Australia, Hoa Kỳ bị bất lợi về chi phí nhân công cao, từ đó xác định một số lợi thế Australia cần phải phát huy để cạnh tranh, như nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng; đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa; đưa công nghệ mới vào sản xuất. Với định hướng như vậy, hiện nay Australia đã nghiên cứu và cho ra các loại giống tốt, trong đó có loại giống cho 3kg quả/cây khi tuổi mới được 3 năm 3 tháng, với đặc tính cây nhỏ (thu hoạch dễ dàng) và tỷ lệ thu hồi nhân lên đến 45%. Những hộ sản xuất của Australia nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc nghiên cứu lợi thế cạnh tranh, đã tăng quỹ nghiên cứu phát triển lên 3 lần. Đối với công tác chọn lọc giống, các nước phát triển tiếp tục chọn lọc lai tạo các giống ưu tú. Dùng công nghệ nuôi cấy mô, nhân tế bào để tạo ra giống có tính kháng sâu bệnh, chịu hạn tốt, năng suất cao. 

Niềm vui nông dân khi mắc ca cho trái sản lượng cao.

 

Phát triển thận trọng, theo thứ tự ưu tiên

Trên cơ sở hợp tác với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, năm 2005 Chính phủ Australia cung cấp nguồn giống mắc ca (10 dòng) để làm mẫu cây đầu dòng (dự án CARD mã số 037/VIE/05) do Công ty Vinamacca triển khai tại vườn ươm huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, hiện đang nhân giống cung cấp cho vùng Tây nguyên và các tỉnh lân cận (đến nay cung cấp bình quân 70.000 cây ghép/năm). Dự án cũng cung cấp hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến, tư vấn cho nhiều hộ dân. Theo thống kê chưa đầy đủ, vùng Tây nguyên nước ta hiện nay đã trồng khoảng 1.620ha mắc ca, chủ yếu trồng từ năm 2009 đến nay.

Trên cơ sở học tập kinh nghiệm từ các nước có ngành công nghiệp mắc ca phát triển, Him Lam đã cải tiến và áp dụng các kinh nghiệm của các nước cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Chuỗi cung ứng ngành mắc ca tại Việt Nam về cơ bản đã được xác định (xem mô hình). Theo đó, trên cơ sở xác định chuỗi cung ứng của ngành mắc ca và nhận biết được các yếu tố quan trọng trong việc phát triển vùng nguyên liệu để hình thành và phát triển một ngành cây trồng mới, các công việc cụ thể cần thực hiện đã và đang được Him Lam nghiên cứu triển khai như sau:

 

Chuỗi cung ứng ngành mắc ca.

Quy hoạch vùng trồng và định hướng chiến lược vùng nguyên liệu. Rút kinh nghiệm từ bài học của các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam, việc quy hoạch và tuân thủ quy hoạch rất quan trọng trong việc phát triển một ngành cây trồng nhằm giúp ngành đó phát triển bền vững. Để mắc ca đạt năng suất và chất lượng cao, cây cần được trồng trên những vùng đất có điều kiện tự nhiên phù hợp và việc triển khai quy hoạch vùng trồng phải được đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, việc quy hoạch dựa trên các cơ sở khoa học về thổ nhưỡng, khí hậu, độ cao… với phương pháp tiếp cận khách quan, được đối chứng số liệu để đảm bảo độ chính xác. Kết quả được Him Lam thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 26 xã, 4 huyện với diện tích hơn 63.500ha được đánh giá có điều kiện rất phù hợp để trồng cây mắc ca. Cả diện tích chưa canh tác và diện tích hiện nay đang trồng một số loại cây khác (cà phê, chè). Tuy nhiên, chiến lược phát triển cho từng vùng vẫn phải được thực hiện một cách thận trọng, với việc phân định thứ tự ưu tiên triển khai vùng trồng.

 

Xác định giống là một trong 3 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vùng nguyên liệu; quyết định đến sự thành công của dự án, Him Lam đã tập trung nhiều nguồn lực để tạo ra cây giống chất lượng cao. Theo đó, từ khâu chọn hạt giống làm gốc ghép, đến tuyển chọn hom ghép từ cây đầu dòng có năng suất cao và kỹ thuật ghép hom, đều có sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước tư vấn triển khai. Nhờ đó Him Lam xây dựng được vườn ươm để sản xuất cây giống theo quy trình kỹ thuật chất lượng cao.

--------------------------

Bài 2: Tạo lực đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng

DƯƠNG CÔNG MINH 
Chủ tịch CTCP Him Lam
http://www.saigondautu.com.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: việt nam, mắc ca

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 290

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 286


Hôm nayHôm nay : 32131

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1170235

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71397550