16:01 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chậm cơ giới hóa, nông nghiệp thiệt hại nặng

Thứ sáu - 24/06/2016 21:53
Các địa phương đều thấy được lợi ích của việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhưng thực tế tiến độ cơ giới hóa hầu như chỉ được tập trung cho sản xuất lúa gạo, còn các lĩnh vực khác hầu như bỏ ngỏ.
Cơ giới hóa nông nghiệp mới chỉ tập trung vào cây lúa

Cơ giới hóa nông nghiệp mới chỉ tập trung vào cây lúa

Thông tin trên được nêu tại hội nghị toàn quốc về “Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp”, do Bộ NN-PTNT tổ chức hôm qua (24.6) ở Đồng Nai, với sự tham gia của đại diện gần 40 tỉnh, thành cả nước.
Lạc hậu và thiếu đồng bộ
Ông Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN-PTNT), cho biết trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa từng bước được chú trọng, giải phóng việc lao động nặng nhọc trong một số khâu, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tuy nhiên sự phát triển còn thiếu bền vững. Cơ giới hóa chỉ mới tập trung vào cây lúa và cũng chỉ ở một số khâu, chưa đồng bộ, tổn thất sau thu hoạch còn cao. Ngành cơ khí trong nước chậm đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nhiều chủng loại máy móc phải nhập khẩu.
Cụ thể, việc sử dụng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch lúa giúp kéo tổn thất giảm xuống chỉ còn 2%, nhưng chỉ mới áp dụng nhiều ở ĐBSCL (đạt 76%), còn các tỉnh trung du và miền núi phía bắc tỷ lệ rất thấp, tính bình quân cả nước đạt 42%. Tương tự, khâu bảo quản, sấy, dự trữ còn kém. Nơi có năng lực sấy cao nhất là ĐBSCL đạt khoảng 48%. Công suất chứa lúa gạo đạt khoảng 6 triệu tấn, nhưng đa số dùng để dự trữ gạo (gần 5 triệu tấn). “Hệ thống kho chứa đã giảm được một phần tổn thất sau thu hoạch và giúp các doanh nghiệp (DN) thuận lợi hơn trong chế biến, kinh doanh và xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật bảo quản dài ngày (từ 6 - 12 tháng) nhằm phục vụ chiến lược xuất khẩu gạo và an ninh lương thực”, ông Bảnh đánh giá.
Cũng theo ông Bảnh, mặc dù nhiều khâu trong sản xuất lúa đạt tỷ lệ cơ giới hóa cao nhưng trình độ máy móc trang bị còn lạc hậu. Mức độ trang bị máy động lực trong nông nghiệp thua xa các nước trong khu vực, như Thái Lan đạt 4 mã lực/ha canh tác, Trung Quốc là 8 mã lực/ha canh tác... trong khi VN chỉ đạt bình quân 1,6 mã lực/ha canh tác.
Lý giải nguyên nhân, ông Bảnh cho rằng một phần do ngành cơ khí trong nước chưa đáp ứng nhu cầu, chất lượng máy móc hạn chế, hầu hết là máy móc nhỏ. Các DN nhà nước chậm đổi mới, trong khi các DN tư nhân ngoài năng lực hạn chế còn thiếu liên kết. Các dự án về máy nông nghiệp thuộc “chương trình cơ khí trọng điểm nhà nước” chậm triển khai. Trong khi đó, đa phần nông dân khó tiếp cận vốn vay mua máy móc hiện đại về sản xuất vì không có tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, đặc thù đồng ruộng nước ta phần lớn phân tán, manh mún (hộ có diện tích lúa dưới 0,5 ha chiếm 85%) đã làm hạn chế việc áp dụng cơ giới hóa hiệu quả.
Về con người, hầu hết người vận hành máy nông nghiệp đều không qua đào tạo, không có chứng chỉ, bằng cấp. Ông Bảnh cho hay trước đây cả nước có 5 trường đại học đào tạo ngành cơ khí nông nghiệp nhưng hiện nay chỉ còn 2 trường. Số lượng thí sinh thi vào khoa này rất ít, có năm không có sinh viên nào đăng ký học.
Lo nhất khâu bảo quản sau thu hoạch
Tham luận tại hội nghị, các tỉnh ở vùng trung du và miền núi phía bắc, cho biết họ thấy được lợi ích của việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhiều địa phương đã cố gắng đẩy mạnh nhưng vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan khiến tỷ lệ áp dụng chưa cao. Theo Sở NN-PTNT Hà Nam, cơ giới hóa là rất cần thiết, nhất là trong việc sản xuất lúa, ngô. Máy cấy giúp xuống giống nhanh, đều. Khi thu hoạch nếu gặp mưa không phơi nắng được thì máy sấy hỗ trợ, giúp lúa gạo đỡ bị tổn thất, giảm chất lượng. Tuy nhiên, diện tích canh tác nhỏ lẻ, manh mún, địa hình không bằng phẳng, hạ tầng thủy lợi và giao thông kém gây khó khăn trong ứng dụng cơ giới hóa, từ đó làm cho chi phí sản xuất tăng cao, hao hụt trong thu hoạch lớn, kéo thu nhập của người dân xuống thấp.
Đại diện tỉnh Bắc Kạn cũng cho rằng các loại cây như lúa, ngô, rau quả, thuốc lá, chè, cam, quýt… đều là cây chủ lực của tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế nhưng chính vì áp dụng cơ giới hóa chưa cao, đặc biệt là thiếu công nghệ thiết bị bảo quản sau thu hoạch như sơ chế, phân loại, bảo quản, chế biến nông sản… dẫn đến năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh còn thấp, chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
“Việc chưa áp dụng công nghệ sau thu hoạch vào sản xuất nông nghiệp nên chất lượng nhiều loại nông sản thấp. Phần lớn tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp, chưa có thương hiệu, sức cạnh tranh kém. Việc sấy, bảo quản nông sản, lâm sản, thủy sản chủ yếu dựa vào năng lượng mặt trời, do đó độ hao hụt cao”, đại diện tỉnh Thanh Hóa nhìn nhận và cho rằng cần tập trung cơ giới hóa trong khâu bảo quản sau thu hoạch, tránh để nông dân sau khi vất vả làm ra nông sản lại phải chịu cảnh mất mát do bảo quản thủ công, yếu kém.
Tháo gỡ nguồn vốn cho nông dân
Tại hội nghị, Bộ NN-PTNT kêu gọi các tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, chế tạo máy nông cụ, đào tạo nguồn nhân lực... Bộ cũng yêu cầu các địa phương cần chủ động, mạnh dạn hình thành các tổ hợp tác, doanh nghiệp chuyên về dịch vụ cơ khí nông nghiệp để nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh các mặt hàng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, cần rà soát, quy hoạch các vùng chuyên canh, hình thành các cánh đồng lớn để tạo sự liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp, qua đó mở ra cơ hội áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất ngày một rộng rãi và có hiệu quả hơn.
Trong khi đó, đại diện nhiều địa phương kiến nghị Chính phủ xem xét lại Quyết định 68 (ban hành ngày 14.11.2013) về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng hơn để mua sắm máy móc phục vụ sản xuất. Hiện tại, trình tự thủ tục để vay được vốn theo Quyết định 68 còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố, nhất là tài sản thế chấp.

Theo Lê Lâm/thanhnien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 85


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1168314

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72851023