11:23 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăn nuôi bò sữa: Thử thách bản lĩnh của ngành chăn nuôi Việt

Thứ tư - 30/03/2016 21:18
(Người Chăn Nuôi) - Chăn nuôi bò sữa phát triển là một dấu hiệu tích cực của ngành chăn nuôi. Song bài toán lợi ích đặt ra gay gắt khi người nông dân rất muốn mở mang chăn nuôi, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm lại phụ thuộc vào phía các doanh nghiệp. Cách doanh nghiệp Việt Nam đang chịu sức ép lớn từ các mặt hàng sữa nhập khẩu.

Thế nào là "chăn nuôi tự phát"?

Mỗi năm Việt Nam tốn hơn 1 tỷ USD nhập sữa bột và từ khoảng 20 năm nay bài toán sữa nguyên liệu vẫn không có lời giải, khi cho đến nay 70% sữa nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu.

Truyền thông đã đưa tin rầm rộ về việc lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp tích cực tìm bài toán tiêu thụ sữa cho nông dân, nhưng thực tế thì rất nhiều địa phương vẫn "bó tay" trong việc tiêu thụ sữa do nông dân mình làm ra. Lý do mà các doanh nghiệp chế biến sữa nêu ra là những sản phẩm sữa không được mặn mà đều do người nông dân "tự phát" làm ra, chứ không nằm trong quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.

Nghịch lý ở chỗ, trong khi phải nhập đến 70% sữa nguyên liệu thì đáng lẽ ra người nông dân sản xuất nhiều sữa, cần phải được khuyến khích, nhưng ở đây họ lại trở thành "nông dân tự phát". Trong khi, nền kinh tế thị trường thì việc người nông dân muốn nuôi con gì lẽ ra phải là quyền của họ, vì họ chính là người bỏ vốn ra đầu tư. Hơn nữa, việc nguồn cung dồi dào chính là yếu tố để giảm giá thành cho sữa sản xuất trong nước.

Nhiều năm viết về lĩnh vực này, chúng tôi và nhiều phóng viên chuyên về nông nghiệp đều biết sự "trần ai" khó khăn khi các địa phương thuyết phục người nông dân nuôi bò sữa, thậm chí mỗi xã chỉ có thể gầy dựng được vài chục hộ nông dân chuyển đổi sang nuôi bò sữa. Vì đây là ngành mới, đầu ra khó khăn, đầu tư lớn và yếu tố kỹ thuật nhiều mới mẻ. Giờ đây, khi một số hộ nông dân đã bỏ nhiều công sức xây dựng nên đàn bò sữa thì lại bị đánh giá là "tự phát", điều này làm khó cho công tác khuyến nông ở các địa phương. 

chăn nuôi bò sữa thử thách ngành chăn nuôi việt

Giá bán sữa bò tại các trang trại nước ngoài rẻ hơn ở Việt Nam - Ảnh:Mordernfarmer

 

Không bỏ mặc nông dân

Thời gian gần đây, việc tiêu thụ sữa bò trở nên khó khăn, phải chăng là do giá sữa trên thế giới giảm mạnh? Thậm chí có thời điểm giá sữa giảm xuống 50% so với cùng kỳ năm 2014. Trong khi đó, 70% sữa nước trên thị trường là sữa bột hoàn nguyên. Do việc dùng sữa bột rẻ hơn nhiều so với mua sữa tươi nên phải chăng các doanh nghiệp không mặn mà với sữa của bà con cung ứng?

Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, thì giá bán sữa bò của các hộ nông dân dao động ở mức 12.000 - 14.000 đồng/kg, trong khi giá bán từ các trang trại tại Mỹ, Úc, New Zealand hay châu Âu chỉ 7.000 - 9.000 đồng/kg. Như vậy, nếu vì lợi nhuận, các công ty sữa ưu tiên sử dụng sữa nguyên liệu nhập từ các nước thì việc tiêu thụ khoảng 727.000 tấn sữa bò tươi mà nông dân ta sản xuất mỗi năm sẽ trở nên rất khó khăn.

Nếu nhìn trên toàn cục, vấn đề khủng hoảng giá sữa không phải bắt nguồn từ Việt Nam mà nó là phản ứng tiêu cực của ngành chăn nuôi bò sữa thế giới, rất nhiều trang trại các nước phải đóng cửa do thua lỗ khi thị trường sữa thế giới khủng hoảng mà nguyên nhân được đánh giá là sức mua giảm sút. Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng cho biết một năm có đến 1.225 trang trại nuôi bò sữa phải đóng cửa.

Trong tình hình này, có thể các doanh nghiệp chỉ ưu tiên thu mua sữa từ các vùng nuôi bò sữa do chính công ty đầu tư. Câu hỏi đặt ra là liệu người nông dân có bị bỏ rơi hay không trong thời gian tới nếu giá sữa thế giới không được cải thiện?

 

Đầu tư  vào ngành bò sữa

Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại với ngành chăn nuôi bò sữa, đặc biệt khi Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, mà giá thành sản xuất sữa chúng ta lại cao gấp đôi so với thế giới. Khi đó, phải chăng sữa ngoại sẽ còn tràn ngập khắp lãnh thổ Việt Nam với cái giá mà người nông dân phải lìa bỏ đàn bò?

Thực chất, theo đánh giá của các nhà đầu tư, thì triển vọng ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam rất lớn. Đây chính là lý do mà rất nhiều đại gia của Việt Nam vẫn đang đầu tư vào ngành chăn nuôi bò sữa. Việc giá cả bị áp đảo, một phần do ngành chăn nuôi chưa đủ lớn để cạnh tranh. Các công ty lớn như Vinamilk, TH True Milk hay NutiFood (liên kết với Hoàng Anh Gia Lai) đều đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào nhập khẩu bò sữa chất lượng cao từ Mỹ và châu Úc, đầu tư hệ thống trang trại công nghệ cao, vùng trồng thức ăn chăn nuôi… Theo chúng tôi được biết, rất nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng đang ráo riết để đầu tư vào ngành sữa. Không chỉ với mục tiêu tăng nguồn cung nội địa mà nhiều doanh nghiệp còn tính đến bài toán xuất khẩu sữa. Đó là dựa vào tính toán của các chuyên gia nước ngoài thì nếu đầu tư quy mô, chăn nuôi hiện đại, tương tự các nước hiện nay, giá thành sữa sản xuất tại Việt Nam sẽ tương đương, thậm chí rẻ hơn các nước. Sở dĩ giá thành sản xuất còn cao do quy mô hộ trang trại của chúng ta chỉ chừng vài ba chục con bò và mỗi xã chỉ khoảng một vài trăm hộ nuôi, chi phí vận chuyển, kiểm định, thu mua vì vậy rất cao. Chất lượng sữa cung ứng cũng không đồng đều.

 

Tiếp tục mở rộng vùng nuôi

Mặc dù giá sữa biến động, nhưng xu hướng chung là các địa phương vẫn tiếp tục phát triển đàn bò sữa và các công ty vẫn tiếp tục mở rộng quy mô tổng đàn. Đó là xuất phát từ thực tế Việt Nam mới chỉ tự cung tự cấp được 30% sữa nguyên liệu để làm sữa tươi và các sản phẩm tươi. Trong khi đó, các nước không chỉ cung ứng được tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu. 

Tổng đàn bò sữa đã vượt mốc 300.000 con với sản lượng sữa đạt khoảng 727.000 tấn trong năm 2015, tuy vậy, nếu xét về tiềm năng thì ước tính sẽ cần khoảng 1 triệu con bò sữa mới có thể cung ứng được cho thị trường sữa tươi mỗi năm, nếu như ngành sản xuất sữa tươi được quản lý và điều hành tốt. Bởi hiện nay, thực chất thì khoảng 70% sữa tươi đang được làm từ sữa bột hoàn nguyên. Sản phẩm có thể cạnh tranh và có lẽ không ai có thể cạnh tranh được với Việt Nam chính là sữa tươi thanh trùng và tiệt trùng, do thời gian sản xuất tiêu thụ ngắn, nên việc nhập sữa tươi từ nước ngoài sẽ không khả thi. Bài toán khó của Việt Nam đó là sữa tươi đang phải cạnh tranh với sữa hoàn nguyên nhập khẩu. Một khi các cơ quan quản lý làm rạch ròi hai loại sữa này và khi việc tiêu thụ sữa tươi đích thực trở nên thông dụng thì ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ hoàn toàn tự chủ được thị trường sữa tươi trong nước.


 

Nguyễn Anh
http://nguoichannuoi.vn/


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238


Hôm nayHôm nay : 51475

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 371178

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73418149