06:02 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăn nuôi phải đăng ký để tránh tình trạng giải cứu

Thứ năm - 07/12/2017 04:37
Ngày 7 – 12, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TPHCM phối hợp với Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NN – PTNT tổ chức hội thảo Lấy ý kiến doanh nghiệp dự thảo luật chăn nuôi để trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ 5 năm 2018 và thông qua trong kỳ họp thứ 6 năm 2018.

Đặc biệt, trong chương Quản lý sản xuất chăn nuôi thì cơ sở chăn nuôi phải đăng ký khai báo với UBND cấp huyện và địa điểm do địa phương phê duyệt nhằm tránh tình trạng dư thừa như hiện nay. Cụ thể, trong mỗi lứa nuôi phải khai báo với địa phương về số lượng, chủng loại giống, mục đích chăn nuôi. Địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra và cấp mã số chăn nuôi theo hệ thống mã số. Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi có hiệu lực trong thời gian 3 năm. Trang trại khoảng cách xa chợ, trường học, bệnh viện, khu dân cư… Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở.

Chăn nuôi phải đăng ký để tránh tình trạng giải cứu ảnh 1Chăn nuôi phải đăng ký với địa phương để được cấp mã số để quản lý tránh tình trạng dư thừa

Một dự thảo không kém phần quan trọng là không cho phép nhập khẩu nội tạng, phủ tạng các loại động vật từ nước ngoài vào Việt Nam bất kỳ hình thức nào. Không cho phép nhập gia súc, gia cầm sống già, loại thải từ nước ngoài vào Việt Nam với mục đích giết mổ lấy thịt. Các sản phẩm, phụ phẩm chăn nuôi trong quá trình chế biến (chân, cổ, cánh, móng…) khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm dịch và thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, dự thảo luật về thức ăn chăn nuôi phải được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật, không sử dụng kháng sinh nhằm kích thích sinh trưởng, kháng sinh nhằm mục đích trị bệnh phải theo đơn của bác sĩ thú ý… Ngoài ra, động vật nuôi làm cảnh phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với động vật làm cảnh có khả năng tấn công con người phải có chuồng, lồng chắc chắn.

THANH HẢI
http://www.sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 295

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 292


Hôm nayHôm nay : 61419

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1033587

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71260902