21:20 EDT Thứ ba, 23/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Chia tay” cây lúa, nhà nông nhanh chóng thoát nghèo

Thứ hai - 25/06/2018 02:42
Chủ trương chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây, con có giá trị kinh tế cao những năm qua đã thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn TP.HCM, thu nhập của nông dân tăng, xóa nghèo bền vững khiến tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt hiệu quả cao…

Giờ về những vùng đất có “truyền thống” trồng lúa của thành phố như Bình Lợi (Bình Chánh), Hiệp Phước (Nhà Bè)… chỉ thấy ao tôm, ao cá, mai vàng, rau xanh… phủ kín.

Cởi bỏ “cái gông”

Từ một nông dân chật vật cuộc sống với vùng đất một vụ lúa/năm, giờ anh Năm Xuân (Trần Văn Xuân) ở xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, đã phất lên trở thành tỷ phú nhờ con tôm thẻ chân trắng. Anh hiện canh tác 7ha vuông tôm thẻ chân trắng.    

 'chia tay” cay lua, nha nong nhanh chong thoat ngheo hinh anh 1

Ông Năm Xuân (Hiệp Phước, Nhà Bè) đang thăm  ao tôm.  Ảnh: T.Đ

Nhớ lại những năm tháng “ôm” cây lúa tại vùng đất này, anh Năm lắc đầu ngao ngán: “Lúc ấy tôi làm lúa đâu phải ít, đến 4ha đó chứ, nhưng ở đây một năm chỉ làm được một vụ, năng suất thấp, trung bình 3 tấn/ha, nên chỉ đủ ăn. Bỏ cây lúa như cởi bỏ cái “gông” vậy chú ạ”.

Năm Xuân chia sẻ, từ khi người nông dân xã Hiệp Phước làm quen với con tôm sú, tôm thẻ chân trắng, túi tiền cũng ngày càng rủng rỉnh hơn. “Đời sống của bà con nơi đây giờ khấm khá hơn trước nhiều cũng nhờ nuôi tôm” - anh Năm nói.

Bây giờ tại xã Hiệp Phước, nông dân chẳng ai còn thiết tha với cây lúa. 70% số hộ nông dân đã chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm, trong đó 40% là nuôi mô hình công nghiệp. Số lao động ở các hộ còn lại đi làm công nhân tại các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn xã. 

Cũng như ông Năm Xuân, ông Nguyễn Văn Út (xã Quy Đức, huyện Bình Chánh) đã chuyển đổi 4.000m² đất lúa sang trồng rau ăn quả. Ông Út kể, hơn 10 năm trước, ông trồng lúa và chỉ sản xuất được 1 - 2 vụ/năm, với năng suất lúa không cao. Thấy một số nông dân trồng rau ăn quả thu nhập khá, ông đã làm theo. Hiện nay, với 4.000m2 đất trồng rau ăn quả, mỗi ngày gia đình ông thu hoạch khoảng 200kg mướp và bí xanh bán thương lái.  Trừ chi phí, ông lãi được 600.000 đồng/ngày.

Vẫn còn 3.000ha

Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, năm 2017 giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 19.480 tỷ đồng. Nhiều cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế rất cao như: Trồng rau cho thu nhập từ 800 triệu - 1 tỷ đồng năm/ha; hoa lan cho doanh thu 2 tỷ đồng/năm/ha; bò sữa quy mô 20 con mang lại thu nhập 800 triệu đồng/năm; nuôi tôm sú công nghiệp thu 2,7 tỷ đồng/năm/ha; cá cảnh đem lại khoảng 10 - 15 tỷ đồng/năm/ha… Trong khi đó, việc trồng lúa nếu đạt năng suất cao nhất từ 7 - 8 tấn/ha thì thu nhập mang lại cũng từ 80 - 100 triệu đồng/năm/ha, và việc trồng lúa cũng chỉ cao nhất được 2 vụ trong năm.

Tại hội nghị phát triển vùng TP.HCM (tháng 7.2017) với 8 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, hiện theo kế hoạch TP.HCM còn khoảng 3.000ha lúa nước và thành phố đã kiến nghị Thủ tướng cho phép điều chỉnh diện tích này sang các địa phương có điều kiện tốt hơn.

Theo ông Phong, khi tính lợi thế so sánh và hiệu quả trên một đơn vị sử dụng đất đai thì thấy rằng trồng lúa ở TP.HCM sẽ không tạo ra năng suất cao hơn ở Tiền Giang hoặc Long An. Những năm qua, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã vận động nông dân thực hiện tốt việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây, con có hiệu quả, giúp ổn định và phát triển kinh tế cho từng hộ dân.

Lãnh đạo Sở NNPTNT cho biết, đang hoàn Chương trình phát triển nông nghiệp đến năm 2020, hướng đến năm 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch nông nghiệp, trọng tâm phát triển giống cây, con chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học góp phần nâng cao giá trị gia tăng, lợi nhuận.

Theo ông Trần Trường Sơn – Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM, việc thành phố giảm dần diện tích trồng lúa để chuyển sang cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho ngành nông nghiệp hoàn toàn hợp lý khi cây lúa cho giá trị kinh tế thấp. Những năm qua, nhờ bỏ cây lúa chuyển sang nuôi trồng cây con giá trị cao mà nông dân thành phố ngày càng khá giả, cuộc sống ngày càng nâng cao khiến Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng tốt hơn.

Cây lúa không phù hợp thổ nhưỡng vùng ven TP.HCM

Một nghiên cứu về thổ nhưỡng vùng ven TP.HCM của Sở NNPTNT TP.HCM cho thấy, hướng phát triển nông nghiệp không còn phù hợp với cây lúa. Từ đó, Sở NNPTNT đề xuất chuyển đổi:
Củ Chi: Vùng gò Đông Bắc diện tích 5.500ha, đất xám, vàng đỏ, hạn chế nguồn nước; hướng phát triển: Cây ăn trái, đồng cỏ chăn nuôi. Vùng ven sông Sài Gòn: 6.800ha, đất phù sa trên nền phèn; hướng phát triển: Cây ăn trái, du lịch, rau (chủ yếu rau muống). Vùng gò Tây Bắc: 15.000ha, nguồn nước thuận lợi; hướng phát triển: Rau an toàn, hoa kiểng, bò sữa.
Hóc Môn: Vùng gò Tây Bắc 1.500ha, nguồn nước thuận lợi; hướng phát triển: Rau an toàn, hoa kiểng, bò sữa, baba. Vùng Tây Nam 800ha, nước mặt ngọt, đang phát sinh ô nhiễm; hướng phát triển: Cây ăn trái, hoa kiểng, dứa, cá sấu.
Bình Chánh: Phía Bắc hướng phát triển: Rau an toàn, hoa kiểng, đậu phộng, bò sữa; vùng giữa, hướng phát triển: Rau an toàn, hoa kiểng, cây ăn trái, bò sữa.
Nhà Bè: Vùng nuôi thủy sản kết hợp ruộng lúa (Phước Kiểng, Phước Lộc, Nhơn Đức, Long Thới): 1.000ha; vùng chuyên canh tôm Hiệp Phước: 800ha.
Cần Giờ: Vùng đất phèn mặn và đất mặn dưới rừng ngập mặn diện tích khoảng 42.840ha.


Theo: Trần Đáng/danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 162


Hôm nayHôm nay : 56137

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1092736

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65078680