10:37 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chính phủ bình tĩnh, bản lĩnh trong xử lý sự cố môi trường

Thứ hai - 04/07/2016 04:34
Chính phủ đã bình tĩnh, bản lĩnh trong việc xử lý sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung, đồng thời yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch sử dụng khoản bồi thường 11.500 tỷ đồng của Formosa một cách hiệu quả nhất.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 6/2016. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 6/2016. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau khi Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) nhận trách nhiệm gây ra ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung và cam kết bồi thường 500 triệu USD, tương đương 11.500 tỷ đồng.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương xây dựng kế hoạch sử dụng khoản bồi thường này.

Cụ thể là đề xuất hỗ trợ sinh kế lâu dài cho người dân, như hỗ trợ giảm lãi suất cho vay với người dân vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ; đề xuất khôi phục, tái tạo môi trường bị ô nhiễm; và phần thứ ba là bồi thường trực tiếp cho những người bị thiệt hại.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tính toán, đề xuất kinh phí cho từng phần việc, hỗ trợ cho ngư dân bao nhiêu, hỗ trợ đánh bắt xa bờ mức nào, cho quỹ bảo vệ môi trường bao nhiêu... công bố cụ thể, minh bạch.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phối hợp chỉ đạo để cuối tháng 7 xây dựng được phương án xử lý khoản tiền bồi thường 11.500 tỷ đồng của Formosa.

Thủ tướng nhấn mạnh, có được kết quả cuối cùng về việc công bố nguyên nhân gây ra sự cố cá chết miền Trung là nhờ một quá trình đấu tranh kiên quyết của các cơ quan chức năng với một thái độ bình tĩnh, khách quan, có cơ sở khoa học, qua thảo luận và xem xét rất kỹ lưỡng.

Thủ tướng khẳng định quan điểm nhất quán là phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. “Không vì kinh tế, vì phát triển, vì đầu tư nước ngoài mà bỏ qua môi trường.  Chúng ta tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhưng không vì đó mà không xử lý nghiêm. Họ đã cam kết không tái diễn, nếu tái diễn phải đóng cửa”, Thủ tướng nhấn mạnh.

 

 

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nếu có tiêu cực trong cấp phép, phải xử lý nghiêm

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng khẳng định làm rõ được nguyên nhân và đối tượng gây ra hải sản chết hàng loạt và ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung là nhờ sự chỉ đạo tập trung của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của báo chí và nhân dân.

Ngay sau khi phát hiện sự cố, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo đúng hướng, khẩn trương làm rõ nguyên nhân  với sự bình tĩnh trên tinh thần tôn trọng sự thật, khách quan, khoa học, chính xác, quyết liệt và bản lĩnh trong quá trình chỉ đạo, cuối cùng đã tìm ra, kết luận được nguyên nhân, đối tượng gây ra ô nhiễm, bảo đảm đầy đủ căn cứ khoa học và pháp lý. “Chính phủ không quyết liệt, không bản lĩnh thì không đạt được kết quả như thế”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Về việc xử lý khoản tiền bồi thường, Phó Thủ tướng cho rằng trước hết là bồi thường thiệt hại cho người dân. Việc bồi thường phải đúng đối tượng,chính xác, dựa trên cơ sở hướng dẫn kê khai đúng thiệt hại thực tế, không để thất thoát, tiêu cực. Đối với ngư dân, việc hỗ trợ, đền bù không chỉ giúp người dân bảo đảm sinh kế mà còn có thể chuyển đổi sang hình thức đánh bắt xa bờ, góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bộ NN&PTNT chủ trì, Bộ Công Thương tham gia vì ngoài ngư dân còn có những ngành nghề khác cũng bị ảnh hưởng như diêm dân, dịch vụ, du lịch.

Nhóm việc thứ hai là tập trung hỗ trợ cho người dân sản xuất như chuyển đổi nghề nghiệp sang các ngành thương mại, dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Nhóm việc thứ ba là cải tạo, phục hồi môi trường, trong đó có việc tẩy rửa biển, xây dựng các thiết bị quan trắc môi trường, trồng lại san hô biển, tái tạo cá biển, thủy sinh… "Những việc này đòi hỏi số tiền lớn nhưng cũng tạo ra thêm việc làm cho người dân", Phó Thủ tướng nhận định.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải tiến hành rà soát lại hệ thống các quy định, các tiêu chuẩn, quy chuẩn để làm sao kiểm soát được các cơ sở xả thải ra môi trường phải bảo đảm đúng pháp luật, có trang thiết bị, quy trình, công nghệ kiểm soát.

Đồng thời qua vụ việc này phải rút kinh nghiệm để kiểm tra, rà soát các cơ sở đang sản xuất, phòng ngừa các vụ việc phát sinh sau này, khâu phê duyệt dự án cũng phải bảo đảm môi trường. Đồng thời rút kinh nghiệm để ứng phó với các sự cố tương tự có thể xảy ra trong tương lai, không để bị động. 

Phó Thủ tướng cũng cho rằng cần thanh tra, kiểm tra xem trong quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa có tiêu cực không, nếu có phải xử lý, đây cũng là việc hợp lòng dân.

 

Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 150


Hôm nayHôm nay : 47486

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1160528

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72843237