16:37 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chính sách giảm nghèo: Sửa đổi, bổ sung nội dung không còn phù hợp

Thứ năm - 24/04/2014 05:49
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, đề nghị các bộ, ngành sửa đổi cơ chế chính sách giảm nghèo theo hướng lồng ghép, tránh chồng chéo nhưng không làm gián đoạn các chính sách đang triển khai trên thực tế, đồng thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ngay những nội dung không còn phù hợp.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh những chính sách đã ban hành phải đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện. Ảnh: VGP/Thành Chung

Chiều 23/4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo với các địa phương về công tác giảm nghèo bền vững nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005- 2012; kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2013, định hướng tới năm 2015.

Đại diện các địa phương, bộ, ngành đều cho rằng giảm nghèo là chính sách đúng đắn trong chăm lo đời sống nhân dân, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Các địa phương đã triển khai giảm nghèo trong mọi lĩnh vực đời sống như khám chữa bệnh, hỗ trợ học sinh nghèo về giáo dục-đào tạo; hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt; đào tạo nghề, giải quyết việc làm; chuyển giao khoa học kỹ thuật, trợ giúp pháp lý; hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ tiền điện và tín dụng ưu đãi. Nhiều nơi có cách làm sáng tạo trong thực hiện chính sách, giúp người dân thoát nghèo nhanh, bền vững.

Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh từ 22% xuống còn 7,8%. Nhiều địa phương đạt mức giảm nghèo cao hơn chỉ tiêu giảm 2%/năm của cả nước và 4%/năm ở các huyện nghèo.

Những điểm sáng của công tác giảm nghèo trong thời gian qua, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Phạm Mạnh Hùng là: Nhà nước đang dần thực hiện cơ chế hỗ trợ thông qua vốn vay chứ không phải là vốn hỗ trợ trực tiếp để tạo sự chủ động thoát nghèo. Chính sách bảo hiểm y tế đã hỗ trợ rất thiết thực đời sống người nghèo; đầu tư cho giáo dục ở vùng khó khăn có ý nghĩa lâu dài. Chính sách về nhà ở đã giúp cho 531.000 hộ nghèo có nhà ở...

Để công tác giảm nghèo hiệu quả hơn nữa, lãnh đạo các địa phương kiến nghị Chính phủ tăng đầu tư cho giảm nghèo, lồng ghép các chính sách để tập trung nguồn lực và xóa bỏ các thủ tục không cần thiết trong thực hiện. 

Ảnh: VGP/Thành Chung

Đồng tình với đánh giá của các bộ, ngành địa phương về công tác giảm nghèo thời gian qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng các chính sách, chế độ trong lĩnh vực này cơ bản đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh 5 năm qua, mặc dù kinh tế trong nước rất khó khăn, Quốc hội và Chính phủ đã phải hạ một số chỉ tiêu về kinh tế nhưng đối với chỉ tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội vẫn được giữ nguyên và kiên trì thực hiện.

Trong triển khai chính sách giảm nghèo thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện giảm nghèo toàn diện nhưng phải xác định các nhóm đối tượng (ví dụ như đồng bào dân tộc thiểu số,…) để tập trung giảm nghèo.

Các bộ, ngành sửa đổi cơ chế chính sách giảm nghèo theo hướng lồng ghép, tránh chồng chéo nhưng không làm gián đoạn các chính sách đang triển khai trên thực tế, đồng thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ngay những nội dung không còn phù hợp.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng “đặt hàng” các bộ, ngành thiết kế các gói chính sách về giảm nghèo để người nghèo ở mỗi vùng, miền khác nhau có thể lựa chọn, thụ hưởng và có động lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Chính sách giảm nghèo phải hạn chế tình trạng ỷ lại vào Nhà nước của cả người nghèo và lãnh đạo địa phương. 

Để hạn chế việc thiếu hụt nguồn lực khi thực hiện chính sách, Phó Thủ tướng đề nghị bộ, ngành, địa phương phải chủ động cân đối ngay từ khi thiết kế chính sách và xây dựng nguồn ngân sách thực hiện giảm nghèo trong trung hạn.

“Những chính sách đã ban hành thì phải đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện, nếu không sẽ ảnh hưởng tới niềm tin của dân vào Đảng, Nhà nước”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý.

Phó Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo rà soát chính sách, chế độ để ban hành kịp thời, thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động của các địa phương để có điều chỉnh nhanh nhất. Những địa phương có cách làm hay về giảm nghèo cần phổ biến kinh nghiệm, cách làm để các địa phương khác tham khảo vận dụng.

Thành Chung
Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 128

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 125


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1207263

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72889972