12:30 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chính sách tài chính – tiền tệ: Động lực quan trọng cho tăng trưởng cuối năm

Thứ sáu - 14/07/2017 10:54
(HQ Online)- Để đạt được mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra, nền kinh tế cần những sự bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm 2017. Trong đó, các yếu tố thuộc chính sách tài chính – tiền tệ đóng vai trò quan trọng.
Cần thúc đẩy phát triển các thị trường vốn để giảm áp lực vốn cho ngân hàng thương mại. Ảnh: H.Dịu

Cần thúc đẩy phát triển các thị trường vốn để giảm áp lực vốn cho ngân hàng thương mại. Ảnh: H.Dịu

Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học: Chính sách tài chính – tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2017 do Học viện Chính sách và phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức vào ngày 14/7 tại Hà Nội.

Nhận định về đóng góp của chính sách tài chính – tiền tệ (lạm phát, cung tiền, tỷ giá, lãi suất, thu chi ngân sách…) trong 6 tháng đầu năm, báo cáo của nhóm nghiên cứu Học viện Chính sách và phát triển cho biết, tốc độ tăng trưởng 2 quý đầu năm cao hơn nhiều so với lạm phát, phần nào phản ánh chất lượng tăng trưởng được cải thiện.

Vì thế, TS. Nguyễn Thạc Hoát, Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2017, nên kiểm soát lạm phát ở mức 4%, không nên thấp hơn. Hơn nữa, vị này cũng đề nghị nên tiếp tục nghiên cứu để lựa chọn cách tính CPI phù hợp làm mục tiêu điều hành.

Về cung tiền, báo cáo của nhóm nghiên cứu Học viện Chính sách và phát triển cho hay, 6 tháng đầu năm, cung tiền mới ở mức gần 5,69%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu cả năm 16-18%. Vì thế, TS. Nguyễn Thạc Hoát đề xuất cần tăng cung tiền để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng thận trọng lựa chọn các kênh tăng cung tiền phù hợp và ở mức hợp lý để ổn định và kiểm soát lạm phát.

Nhận xét thêm về vấn đề này, theo PGS.TS. Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và phát triển, chính sách tiền tệ trong thời gian qua về cơ bản đã được cơ quan quản lý điều hành theo cơ chế thị trường nên tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên, lãi suất còn giảm nữa hay không phù thuộc nhiều vào kỳ vọng lạm phát; tỷ giá ngoại tệ tại Việt Nam có tăng nhưng không hỗ trợ nhiều đến tăng trưởng do đặc điểm của cơ cấu XNK tại Việt Nam.

“Nếu như các quốc gia khác, khi đồng nội tệ mất giá, họ sẽ kích thích tăng trưởng thông qua gia tăng XK. Nhưng tại Việt Nam, tỷ giá tăng sẽ làm gia tăng lạm phát, gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế”, PGS.TS. Đào Văn Hùng cho biết thêm.

Đặc biệt, mặc dù nhấn mạnh về tác động tích cực của tăng trưởng tín dụng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng theo TS. Nguyễn Thạc Hoát, kỳ vọng này sẽ bị hạn chế do độ trễ của tăng trưởng tín dụng đến GDP khoảng 1 năm, nên sẽ tạo đà cho tăng trưởng của năm 2018. Tuy nhiên, TS. Hoát cảnh báo, tăng trưởng tín dụng cao phải luôn đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng để hạn chế tác động tiêu cực.

Đồng quan điểm, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực, trong vài năm trở lại đây, tín dụng tăng cao hơn huy động vốn nhưng thanh khoản ngân hàng vẫn giữ được ổn định. Điều này là do giải ngân vốn đầu tư công chậm, vì thế lượng tiền tồn kho được gửi sang hệ thống ngân hàng thương mại để hỗ trợ thanh khoản.

Về chính sách tài khóa, TS. Cấn Văn Lực cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt thực thi chính sách tài khóa và thắt chặt để giảm tỷ lệ bội chi ngân sách và nợ công; thị trường trái phiếu Chính phủ diễn biến sôi động, phát triển cả về chiều rộng và chiếu sâu; lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm giúp tiết giảm chi phí huy động vốn cho ngân sách nhà nước.

Có thể thấy, những kết quả đạt được đều rất tích cực, nhưng các chuyên gia đều nhận định, để đạt được tăng trưởng kinh tế như mục tiêu đề ra, bên cạnh các giải pháp dài hạn như cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển khu vực kinh tế tư nhân… trước mắt, cần tập trung vào các giải pháp thuộc về chính sách tài chính – tiền tệ.

Theo đó, TS. Cấn Văn Lực đề nghị, trong ngắn hạn, cần xử lý triệt để vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư nhưng phải trong tầm kiểm soát; đẩy mạnh tiết giảm chi thường xuyên, chính thức đưa thị trường chứng khoán phái sinh vào hoạt động.

“Chính sách tiền tệ đang phải thực hiện “đa mục tiêu” về kiểm soát lạm phát, cung cấp các gói tín dụng hỗ trợ tăng trưởng… nên cần sự phối hợp nhịp nhàng, “phân vai” phù hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để tăng hiệu quả thực hiện các mục tiêu tăng trưởng. Điều này sẽ giúp đảm bảo mặt bằng lãi suất giảm, kiểm soát mặt bằng giá cả…”, TS. Cấn Văn Lực nêu rõ.

Ngoài ra, các chuyên gia tại hội thảo còn kiến nghị cần có giải pháp để tái cấu trúc mạnh mẽ thị trường tài chính, thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu DN, nâng hạng thị trường chứng khoán để giảm bớt áp lực vốn (nhất là vốn trung dài hạn) cho hệ thống ngân hàng. Vì thế, các cơ quan nhà nước cần nâng cao hiệu quả điều hành và đặc biệt là nâng cao trách nhiệm cá nhân để các biện pháp, chỉ đạo được thực thi hiệu quả hơn.

Hương Dịu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 269


Hôm nayHôm nay : 54675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 821488

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71048803