20:58 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chớ làm nông thôn mới kiểu “chín ép”!

Thứ hai - 12/01/2015 22:43
Việc triển khai xây dựng nông thôn mới theo phong trào còn diễn ra ở không ít địa phương. Có nơi đã bước đi chệch hướng trên chặng đường này.

Kết thúc năm 2013, mới chỉ có 67 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt chuẩn nông thôn mới thì đến hết năm 2014, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho biết, cả nước đã có 785 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Điều này thêm một điểm sáng trong bức tranh nông nghiệp, nông dân, nông thôn năm qua. Nhưng suy ngẫm lại, liệu rằng chương trình xây dựng nông thôn mới có đang bị đẩy tốc độ quá nhanh, làm vội vàng để đạt thành tích về số lượng, còn thực chất ở những xã chuẩn nông thôn mới này, đời sống vật chất và tinh thần của người dân có thực sự “mới” hay không thì cũng cần phải xem lại.

Đến nay, trên cả nước đã có gần 800 xã đạt 19/19 tiêu chí, được công nhận xã nông thôn mới (tăng hơn 10 lần so với năm 2014); gần 100% số xã đã hoàn thành quy hoạch nông thôn mới, hơn 70% hoàn thành tiêu chí hộ nghèo… Và với “tốc độ” này, dự kiến hết năm 2015 sẽ có ít nhất 1.500 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 sẽ có gần 5.000 xã (chiếm khoảng 50% số xã trên cả nước) cán đích trên con đường xây dựng nông thôn mới. Thế nhưng những con số này mới chỉ thể hiện về mặt số lượng. Nhiều người lo ngại, liệu rằng hàng chục nghìn người dân nông thôn của gần 800 xã đạt chuẩn hiện nay đã thực sự được hít thở trong bầu khí quyển của “nông thôn mới” hay chưa?

 

ảnh minh họa 

 

Ở nhiều nơi, chương trình xây dựng nông thôn mới đã được chính quyền địa phương và người dân xắn tay vào thực hiện, làm thay đổi lớn diện mạo và đời sống người dân. Một nông thôn no ấm, bình đẳng, dân chủ, văn minh, giàu bản sắc dần hiện hữu, từ đường làng ngõ xóm, nếp ăn ở, sinh hoạt văn hóa cộng đồng đến phương thức sản xuất, cung cách làm giàu ngay tại quê nhà. Thế nhưng, cũng có không ít địa phương do nóng ruột để đạt thành tích về đích sớm mà đã có những bước đi chệch hướng trên chặng đường này.

Mặc dù được xác định đây là một chương trình lâu dài, nhưng việc triển khai xây dựng nông thôn mới theo phong trào, với tốc độ cao còn diễn ra ở không ít địa phương. Nhiều xã đã cố gắng đẩy nhanh tiến độ, sao cho đạt kế hoạch đề ra để về đích sớm nên không tránh khỏi việc làm dối, làm ẩu. Không ít xã đều dồn sức quá lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, hoàn thành cho được các tiêu chí về trụ sở, trường  học, chợ, đường giao thông... mà không mấy quan tâm đến đời sống, sản xuất của người dân.

Có thể thấy, những tiêu chí về hạ tầng thường dễ làm, thành tích được ghi nhận cụ thể hơn, uy tín tiếng tăm của cán bộ lãnh đạo cũng thể hiện rõ hơn. Vì thế, nhiều địa phương đã “vung tay quá trán” ồ ạt xây dựng những công trình nông thôn mới. Thế nên, sau vài năm xây dựng nông thôn mới, khi những công trình hạ tầng đã bắt đầu xuống cấp cũng là lúc không ít địa phương lại trở thành “con nợ” đến cả trăm tỷ đồng… Và cũng để tăng thêm nguồn lực, nhiều cán bộ xã đã huy động quá mức tiền đóng góp của người dân, dồn thêm gánh nặng cho những nông dân nghèo. Thậm chí, như ở một số xã thuộc huyện nghèo Lệ Thủy, Quảng Bình người dân đã phải đi vay tín dụng đen để đóng tiền xây dựng nông thôn mới!

Cách làm này đã đi ngược lại với chủ trương của Ban Bí thư và phương châm xây dựng nông thôn mới của và Ban chỉ đạo Quốc gia; làm méo mó mục tiêu của chương trình là đem lại cuộc sống sung túc hơn cho người dân.

Thêm nữa, cũng vì mong muốn sớm về đích, nhiều xã đã tự nâng vống số liệu, sao cho bản báo cáo với những con số thật đẹp, đạt chuẩn. Những nông thôn mới “chín ép” như thế thì không thể đem lại cuộc sống “mới” cho người dân được.  

Và điều quan trọng hơn là sau khi được cấp bằng chứng nhận đạt chuẩn nông thôn mới rồi, liệu rằng, những địa phương đó có duy trì được những kết quả này một cách bền vững hay không? Sản xuất của người dân có được phát triển, đời sống của họ có được cải thiện, nâng lên? Họ có trở nên năng động, tự tin, làm chủ  công cuộc phát triển của chính làng quê của mình? Những điều này không được duy trì thì con số hàng trăm, hàng ngàn xã đạt chuẩn nông thôn mới cũng trở nên vô nghĩa mà thôi!

Theo VOV1


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 374


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 395007

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73441978