Đúng 6h30 sáng nay, đã có lễ rước thánh từ làng Đọi Tam, rước linh vị Vua Lê Đại Hành từ chùa Đọi xuống trung tâm lễ hội Tịch điền.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu bước xuống ruộng cày. Chủ tịch Trương Tấn Sang xắn quần, đi chân đất, khai mở những đường cày đầu tiên. Sau đó, ông rắc hạt giống trong tiếng vỗ tay của đông đảo người dân.
Ảnh: Bee.net.vn
Lịch sử
Theo Wikipedia, lễ Tịch điền là ngày hội xuân, khi đó các vua quan lần lượt xuống ruộng cày một vài đường đất nhằm khích lệ nông dân phát triển nông nghiệp đặc biệt là phát triển nông nghiệp lúa nước. Sau khi đã làm lễ cúng Thần Nông, nhà vua đích thân xuống cày 3 luống, các vương tôn cày 7 luống, công khanh cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống. Sau đó thửa ruộng này sẽ được chăm sóc và sản phẩm sẽ dùng để tế lễ năm sau.
Lễ cày Tịch điền được tiến hành đầu tiên tại nước ta dưới thời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), sau đó được tiếp tục và trở thành một truyền thống kéo dài đến thời nhà Trần.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng xuống ruộng để cày luống cày đầu năm.
Sách Đại Việt sử kí Toàn thư còn ghi lại: "Mùa xuân tháng 2 năm Mậu Dần 1038, Vua ngự ra Bố Hải cày ruộng tịch điền. Vua sai Hữu Ti dọn cỏ đắp đàn rồi thân tế Thần Nông, tế xong, vua tự cầm cày để muốn làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rặng: - Đó là việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế? Vua nói - Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo? Nói xong vua đẩy cày ba lần rồi thôi.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thái Tông khôi phục lễ cổ, từ mình cày ruộng tịch điền để nêu gương cho thiên hạ, trên thì để cúng tôn miếu, dưới thì để nuôi muôn dân, công hiệu trị nước dẫn đến của giàu dân đông, nên thay. Đến đời Trần, do bận việc giữ nước, chống ngoại bang nên lễ cày tịch điền không hưng thịnh như trước. Tuy nhiên, khi có điều kiện, các vua vẫn đích thân điều hành lễ này.
Đến các thời nhà Hồ thì hầu như phong tục này không còn được giữ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn