17:18 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chú trọng dạy nghề gắn với doanh nghiệp, làng nghề, huyện điểm, xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 01/10/2019 18:45
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN) như đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, miễn giảm học phí, hỗ trợ nội trú… Nhờ đó, tỉnh Quảng Bình đã có cơ hội, điều kiện thuận lợi để phát triển GDNN, góp phần đào tạo đội ngũ nhân lực có tay nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư trên địa bàn.
Toàn tỉnh hiện có 16 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong đó có 02 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp, 08 trung tâm GDDN cấp huyện, 01 trung tâm dạy nghề Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và 01 cơ sở có hoạt động GDNN (của doanh nghiệp), 04 đơn vị khác có tham gia đào tạo nghề dưới 03 tháng. Quy mô đào tạo của các cơ sở GDNN khoảng 17.000 người, trong đó đào tạo trung cấp, cao đẳng hơn 4.000 người.

Xác định GDNN là khâu quan trọng trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tỉnh đã đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDNN; sắp xếp và kiện toàn hệ thống cơ sở GDNN theo hướng tinh gọn, xây dựng chương trình, giáo trình và cấp bằng chứng chỉ đào tạo, tự chủ về tài chính... Đến nay, một số trường như: Cao đẳng Kỹ thuật công nông nghiệp, Cao đẳng Nghề Quảng Bình, Trung cấp Du lịch và Công nghệ số 9 đã thực hiện tự chủ trên 50% kinh phí hoạt động; các trường Trung cấp Y tế, Trung cấp Kinh tế đã thực hiện tự chủ kinh phí từ 30 - 40%. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề đảm bảo số lượng và chất lượng. Năm 2011, toàn tỉnh có 263 giáo viên dạy nghề cơ hữu, đến cuối năm 2018 là 624 người. Về trình độ đào tạo có 07 nhà giáo là Tiến sỹ, 130 nhà giáo Thạc sỹ, 218 nhà giáo trình độ đại học, 07 nhà giáo trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề, 108 nhà giáo trình độ trung cấp, trung cấp nghề và 17 nhà giáo trình độ khác.

Mặt khác, công tác phát triển chương trình GDNN cũng được quan tâm. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực hướng dẫn các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh rà soát, xây dựng, chuyển đổi chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp và nghề sang chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định mới. Hiện nay, các trường đã hoàn tất việc xây dựng, chuyển đổi chương trình đào tạo, đảm bảo có từ 55 - 70% thời gian đào tạo thực hành; học sinh, sinh viên được đi thực tế, thực tập tại đơn vị sản xuất. Cùng với đó, các cơ sở GDNN cũng đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý GDNN và đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều trường đã tổ chức thi online, thi tích hợp lý thuyết và thực hành, căn cứ đánh giá của doanh nghiệp, đơn vị sản xuất nơi học sinh, sinh viên đến thực tập để làm cơ sở xét tốt nghiệp.

Với xu hướng đào tạo nghề phải tiếp cận, phù hợp với thị trường lao động, các cơ sở GDNN đã tăng cường liên kết với doanh nghiệp, tập đoàn lớn thuộc những ngành nghề phục vụ khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh và các địa phương, nhất là về công nghệ sinh học, kỹ thuật công nghệ, tài chính, tiền tệ, ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, kinh tế biển, du lịch chất lượng cao... nhằm gắn kết giữa đào tạo với ứng dụng thực tế. Học sinh, sinh viên sớm tiếp cận và thực tập tại các doanh nghiệp nên trình độ tay nghề được nâng cao. Người học không chỉ được đào tạo kỹ năng nghề mà còn được học các kỹ năng mềm về tin học, ngoại ngữ, tác phong, kỷ luật lao động, ý thức lao động, giao tiếp... Học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng được các doanh nghiệp tuyển dụng trên 85%, có ngành được doanh nghiệp đặt hàng và tuyển dụng 100%.

Đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã tổ chức nhiều lớp đặt hàng đào tạo nghề với sự liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo như nghề may công nghiệp giữa Trường Cao đẳng Nghề với Xí nghiệp May Hà Quảng, Công ty TNHH Tấn Phát, Công ty TNHH Hoa Sen; Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề các huyện Bố Trạch, Minh Hóa phối hợp với Nhà máy May Đại Thành; Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Niên phối hợp với Công ty TNHH Thăng Long; nghề đan lát thủ công, làm nón lá, làm chổi giữa các cơ sở đào tạo với các làng nghề, hợp tác xã. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng đăng ký hoạt động, tham gia đào tạo nghề và tuyển dụng lao động sau học nghề như: Công ty TNHH Vạn Xuân, Xí nghiệp May Hà Quảng. Sau học nghề, 90% học viên vào làm việc với thu nhập bình quân 3,5 - 06 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã và đang từng bước tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, chuyển đổi linh hoạt phương thức đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cụ thể như Trường Cao đẳng Nghề Quảng Bình được Dự án ODA Hàn Quốc và sự hỗ trợ không hoàn lại của tổ chức hợp tác quốc tế KOICA về trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ nhà giáo được đào tạo nâng cao, chuyển giao công nghệ tại Hàn Quốc trị giá 500.000 USD. Nhiều nhà giáo và cán bộ quản lý của Trường được sang Hàn Quốc học tập. Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đã đào tạo cho 257 em học sinh Lào. Trường Trung cấp Y tế đào tạo 67 học sinh. Trường Trung cấp Du lịch và Công nghệ số 9 đã thực hiện ký kết biên bản ghi nhớ đối với một số trường đại học, cao đẳng của Hàn Quốc để đào tạo và cung ứng lao động. Việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là cơ hội tốt cho các trường đào tạo nghề tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về GDNN của các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc giữ độc lập, tự chủ, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi; đồng thời cũng tranh thủ các cơ hội để thu hút hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.

Song song với các hoạt động đổi mới quản lý dạy nghề, đào tạo nghề..., công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức dạy nghề được các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh quan tâm đẩy mạnh bằng nhiều hình thức như tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ đào tạo nghề, tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về GDNN cấp huyện, cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN và cơ sở tham gia đào tạo nghề dưới 03 tháng. Tính từ năm 2011 - 2019, toàn tỉnh đã có 1.235 lượt người được tập huấn. Bên cạnh đó, các cơ sở GDNN, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên cũng tích cực tư vấn, tuyển sinh học nghề, phổ biến các chính sách hỗ trợ học nghề, thông tin về nhu cầu tuyển dụng đến với người dân không chỉ khu vực thành thị đồng bằng mà cả vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, việc thực hiện phát triển dạy nghề còn gặp nhiều khó khăn như tỷ lệ học sinh học nghề, nhất là học trình độ trung cấp, cao đẳng còn thấp (chiếm 15% tổng số lao động được đào tạo nghề hàng năm); quy mô, chất lượng một số cơ sở GDNN chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động; lao động sau khi đào tạo vẫn còn thiếu kỹ năng thực hành nghề, năng suất thấp, trình độ ngoại ngữ và kỹ năng mềm khác như tác phong lao động công nghiệp, kỹ luật lao động, khả năng làm việc theo tổ, nhóm còn nhiều hạn chế; số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thiếu, chưa đủ sức cạnh tranh trong quá trình thu hút đầu tư, phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng dịch vụ...

Để tiếp tục phát triển GDNN, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung thực hiện quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDNN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó chú trọng sắp xếp lại các cơ sở GDNN theo hướng thu gọn đầu mối, các trường chỉ phát triển những ngành, nghề thế mạnh, tránh đầu tư dàn trải, khuyến khích thành lập cơ sở đào tạo nghề tư thục; đổi mới công tác quản lý Nhà nước về GDNN, tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở GDNN; nâng cao chất lượng GDNN, góp phần đào tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; thiết lập mạng lưới tuyển sinh đến cấp huyện, xã và các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp; ưu tiên địa bàn tuyển sinh vùng sâu, vùng xa, biên giới, các đối tượng chính sách, nhóm yếu thế trong xã hội. Mặt khác, tỉnh cũng tiếp tục nhân rộng những mô hình dạy nghề có hiệu quả, trong đó chú trọng dạy nghề gắn với các ngành nghề phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, dạy nghề gắn với doanh nghiệp, làng nghề, huyện điểm, xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và tuyên truyền, hướng nghiệp, tư vấn về GDNN...

Theo N.Q/Quangbinh.gov.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: phát triển

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 160


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 484864

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70712179