Theo đó, năm 2017, nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện đào tạo nghề khoảng 400 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 250 tỉ đồng, địa phương 145 tỉ đồng, còn lại là các nguồn khác. Cạnh đó, để xã hội hóa công tác đào tạo nghề phải thu hút được doanh nghiệp vào cuộc. Chính phủ chỉ hỗ trợ đào tạo một lần, còn lại doanh nghiệp phải bỏ ra. Chẳng hạn, để đào tạo nghề cho lao động làm nông nghiệp công nghệ cao phải mất nhiều triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng, còn lại doanh nghiệp phải đầu tư.
Đào tạo nghề và kỹ năng canh tác trong nông nghiệp để người dân làm giàu trên quê hương của mình (ảnh minh họa) |
Và căn cứ vào Quyết định 971/QĐ-TTg của Chính phủ, Bộ NNPTNT xây dựng kế hoạch trung hạn đặt mục tiêu đến năm 2020 đào tạo nghề nông nghiệp cho 1,4 triệu lao động nông thôn. Trong đó, có 1 triệu lao động được đào tạo trình độ dưới 3 tháng và 400.000 lao động đào tạo qua các trường ở trình độ sơ cấp trở lên và có cấp bằng. Để những lao động được đào tạo đáp ứng được thực tiễn công việc, thay vì đào tạo mang tính sơ đẳng như trước, chương trình đào tạo nghề lần này sẽ gắn lý thuyết với thực hành ngay tại những cánh đồng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để học viên nắm bắt nhanh nhất những kỹ thuật phục vụ canh tác…Đặc biệt, các cơ quan chuyên môn sẽ hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã thống nhất phương pháp đào tạo, hỗ trợ và giám sát quá trình đào tạo. 2017 là năm xây dựng mô hình điểm về đào tạo lao động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn tới sẽ tập trung vào những ngành nghề hỗ trợ quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và đào tạo nông dân, công nhân nông nghiệp phục vụ nông nghiệp công nghệ cao. Tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2017-2020 dự kiến khoảng hơn 2.000 tỉ đồng. |
Theo các chuyên gia kinh tế, do khó kiếm công ăn việc làm tại khu vực nông thôn, nên mỗi năm có hàng vạn thanh niên từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về các đô thị lớn tìm kiếm việc làm. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 đô thị mà lao động di cư tìm đến đông nhất. Suốt 20 năm qua ở các miền quê đã và đang xuất hiện tình trạng cứ sau tết Nguyên đán, xóm làng chỉ còn lại người già và trẻ em, những cuộc ly hương cứ thế nối dài ra các đô thị khiến cho đất đai bị bỏ hoang khá nhiều. Do đó, việc dành một số tiền tương đối lớn cho việc đào tạo nghề nông thôn nói chung, đào tạo nghề cho nông nghiệp áp dụng công nghệ cao nói riêng là một chủ trương mang tính “đột phá” của Chính phủ để tạo điểm nhấn cơ cấu lại nền kinh tế; cơ cấu lại địa dư về lao động. Là một quốc gia nông nghiệp, chúng ta nhất quyết không để ruộng đất bị bỏ hoang, manh mún. Chúng ta phải làm giàu từ chính nền nông nghiệp.
Theo A.Tùng/laodongthudo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn