10:54 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuẩn nghèo hiện hành sẽ áp dụng đến hết 2015

Thứ hai - 19/01/2015 02:09
Theo ông Ngô Trường Thi - Chánh Văn phòng Quốc gia giảm nghèo, đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống còn 5,8 - 6%, các huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm (từ 38,20% năm 2013 xuống còn 33,20% năm 2014).
 
 
 
Năm 2015. sẽ hạn chế hỗ trợ "cho không"
 
Hơn 6 ngàn tỉ đồng đã được giải ngân
 
Nhìn lại 1 năm thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo (XĐGN)  và thực hiện chương  trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Bộ LĐTB & XH cho hay, năm 2014, ngân sách Trung ương đã bố trí 6.242 tỷ đồng để thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Trong đó Chương trình 135 là  3.129,8 tỷ đồng; Chương trình 30a (huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển và hải đảo là 3060,2 tỷ đồng); Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo là 32 tỷ đồng…
 
Với kinh phí được bố trí từ ngân sách Trung ương, các tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện các dự án về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, xã nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả. Theo đó trong năm đã thực hiện cho 433.192 lượt hộ nghèo vay vốn; hơn 500 nghìn lượt hộ cận nghèo vay vốn. Đặc biệt đã thực hiện tốt các chính sách đặc thù trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a. Theo đánh giá của Bộ LĐTB & XH, nhiều địa phương đã có những cách làm tốt, có nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả như Lào Cai, Hà Giang, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bến Tre, Trà Vinh…; mô hình quân dân y kết hợp trong chăm sóc sức khỏe người dân; mô hình kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng do các Đoàn Kinh tế Quốc phòng thực hiện giúp người nghèo có việc làm, thu nhập ổn định, thoát nghèo. Đặc biệt, cuộc vận động "Ngày vì người nghèo”: Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có văn bản triển khai hướng dẫn việc thực hiện cuộc vận động "Ngày vì người nghèo” và công tác cứu trợ, kết quả vận động "Quỹ vì người nghèo” 4 cấp và nguồn lực an sinh xã. Từ nguồn lực này, Mặt trận Tổ quốc phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo hàng năm.
 
Đáng chú ý, trên cơ sở khung Nghị quyết 80/NQ-CP, các chính sách giảm nghèo tiếp tục được bố trí kinh phí để thực hiện như: Chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo; Chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo; Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động trên địa bàn các huyện nghèo; chính sách cho vay tín dụng ưu đãi, hướng dẫn cách làm ăn và khuyến nông lâm ngư; Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo…Các chính sách giảm nghèo này đã  phát huy tác dụng, hỗ trợ có hiệu quả cho hộ nghèo, người nghèo
 
Sớm điều chỉnh chuẩn nghèo trong năm 2016
 
Mặc dù vậy, theo ông Ngô Trường Thi, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
 
"Mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60-70%; tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước” – ông Thi cho biết.
 
Thực tế cho thấy, tuy Nhà nước đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi, nhưng mức đầu tư, hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu thực tế; có nhiều chính sách giảm nghèo nhưng chủ yếu mang tính hỗ trợ (chính sách y tế, giáo dục, nhà ở...), trong khi chính sách đầu tư phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người nghèo chưa nhiều, suất đầu tư thấp (vay vốn tín dụng ưu đãi, vay vốn giải quyết việc làm, đào tạo nghề); mặt khác, chậm ban hành các chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để bảo đảm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững;
 
Phản ánh từ các địa phương cũng cho thấy, các chính sách giảm nghèo hiện hành được các địa phương đánh giá cơ bản phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người nghèo, nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số. Song, do có quá nhiều chính sách giảm nghèo dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đến đối tượng thụ hưởng chưa cao, chưa rõ nét; việc chậm hướng dẫn, sửa đổi một số chính sách đã gây khó khăn cho các địa phương trong việc tổ chức thực hiện.
 
Xuất phát từ thực tế này, để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo theo ông Ngô Trường Thi,  Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành cũng như các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức rà soát hệ thống chính sách giảm nghèo, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung chính sách, nguồn lực, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp theo hướng khi thiết kế xây dựng và ban hành chính sách mới cần phải có sự phân loại ưu tiên thực hiện theo nhóm đối tượng, có lộ trình cụ thể, giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp "cho không”; tập trung ưu tiên thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới; khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên thoát nghèo.
 
Trước câu chuyện giảm nghèo rồi lại tái nghèo diễn ra trong nhiều năm qua, trao đổi với báo Đại Đoàn Kết, Bộ trưởng Bộ LĐTB & XH Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng: Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm 7,8% năm 2013 xuống còn 5,8-6% năm 2014. Song chuẩn nghèo thấp, 400.000đ/người/tháng đối với vùng nông thôn, 500.000đ/người/tháng đối với vùng thành thị. Chênh lệch giữa hộ nghèo, hộ cận nghèo không đáng kể. Năm 2015 là năm xây dựng chuẩn nghèo mới để thực hiện cho giai đoạn 2016-2020. Theo đó, dự kiến cùng với chuẩn nghèo mới và các giải pháp, các chính sách mới ban hành sẽ hạn chế tình trạng tái nghèo như hiện nay.
 
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh: Chuẩn nghèo hiện hành sẽ được tiếp tục thực hiện đến hết 2015, từ 2016 trở đi sẽ tiếp cận theo hướng nghèo đa chiều, một mặt phải đảm bảo được mức sống tối thiểu của hộ gia đình, mặc khác phải đáp ứng được các nhu cầu xã hội cơ bản. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một giải pháp trong tổng thể các giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, từ việc xác định đối tượng, hoạch định chính sách, chương trình giảm nghèo, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá…
Lan Hương
Theo daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 266


Hôm nayHôm nay : 61010

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 433837

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73480808