Người dân giáo xứ Cần Kiệm (Thạch Thất) phát triển nghề truyền thống để phát triển kinh tế.
Nhờ vậy, tại nhiều xứ họ ở các huyện Phúc Thọ, Hoài Đức, Thanh Trì, Chương Mỹ, Ba Vì, Mê Linh, Thanh Oai, năng suất lúa thu hoạch đạt gần 250 kg/sào.
Tại các huyện Hoài Đức, Đông Anh, nhiều giáo dân đã chuyển đổi trồng lúa sang trồng rau màu, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, lập trang trại, tăng thu nhập từ 100 triệu đến 500 triệu đồng một năm.
Đáng chú ý, nhiều giáo dân ở các xứ, họ đã tình nguyện hiến đất mở rộng đường làng, ngõ xóm, xây dựng đường giao thông nông thôn nội đồng, quy hoạch nghĩa trang.
Tiêu biểu như ông Nguyễn Đình Nhâm (xứ Lập Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn) hiến 170m2 đất để làm đường giao thông; ông Tô Văn Đồng (họ Đại Bằng, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh) đã ủng hộ huyện, xã xây dựng nông thôn mới 600 triệu đồng; ông Phạm Văn Dũng (Giáo họ Phương Trung, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai) hiến 60m2 đất để kè đê chống ngập…
Huyện Gia Lâm hiện đang phấn đấu để “về đích” NTM trong năm 2018. Người Công giáo huyện Gia Lâm sống rải rác ở các xã: Kiêu Kỵ, Kim Lan, Dương Hà, Đa Tốn...
Trong đó, xã Đa Tốn được công nhận đạt chuẩn NTM từ năm 2013, với những thành tích nổi bật như nhân dân đóng góp gần 20 tỷ đồng, 7.000 ngày công để xây dựng đường làng, ngõ xóm. Trong thành tích chung đó không thể không kể đến sự tham gia tích cực của 200 giáo dân ở thôn Ngọc Động.
Cùng với việc xây dựng khoảng 1,5 km đường làng, hệ thống thoát nước, người dân Ngọc Động còn gương mẫu trong giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Chia sẻ với chúng tôi, Phê rô Nguyễn Xuân Bích, Trưởng ban Công giáo huyện Đông Anh cho biết: Trước đây, việc xây dựng NTM của địa phương vốn rất gian nan nhưng được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng ủy, chính quyền, MTTQ, địa phương đã chuyển đổi thành công giống cây trồng, vật nuôi, phá vỡ thế độc canh cây lúa bằng những giống cây ngắn ngày cho năng suất cao.
Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm như nuôi lợn siêu nạc, gà vịt nuôi công nghiệp, chăn nuôi bò sinh sản, phát triển kinh tế trang trại VAC…cũng đã khiến đời sống người dân khá hơn so với trồng lúa. Để sức người bớt nhọc nhằn hơn, nhiều hộ trong thôn còn sắm cả ô tô, máy cày, máy tuốt lúa, máy say sát phục vụ nhu cầu sản xuất hàng ngày của gia đình.
Trong công cuộc xây dựng NTM, ngoài những cá nhân điển hình trong phát triển kinh tế gia đình, ông Nguyễn Xuân Bích đề cập nhiều hơn đến những cá nhân đã tự nguyện hiến đất làm đường.
Dẫn chúng tôi tới thăm gia đình ông Nguyễn Văn Giới, thôn Đại Bằng, người đã tự nguyện hiến hơn 120m2 đất ở của cha ông để lại để mở rộng đường giao thông nông thôn. Ông Giới chia sẻ: Trong thời buổi đất quý như vàng, dẫu biết rằng đất đai là tài sản có giá trị nhưng tất cả các thành viên trong gia đình tôi từ con, cháu, dâu, rể đều không mảy may tính toán thiệt hơn đồng ý nhường một khoảng đất rộng trước nhà để thôn mở rộng đường nhằm giúp bà con chòm xóm thuận tiện trong đi lại.
Kết quả trong công tác dồn điền đổi thửa chính là minh chứng rõ nét nhất khẳng định việc đồng bào công giáo Thủ đô tích cực tham gia xây dựng NTM.
Tuệ Phương/daidoanket.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn