16:21 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chung tay vì sự phát triền bền vững của ngành lúa gạo Việt Nam

Thứ ba - 02/07/2019 03:28
Là ngân hàng đi đầu trong thực thi chính sách tiền tệ phục vụ cho nhu cầu phát triển Tam nông, lúa gạo là lĩnh vực cho vay trọng điểm luôn được Agribank chú trọng đầu tư trong nhiều năm qua.

Dư nợ cho vay ngành lúa, gạo của Agribank trong 3 năm trở lại đây đã có sự tăng trưởng tích cực. Năm 2017, dư nợ cho vay lúa, gạo đạt 14.289 tỷ đồng, tăng 2.823 tỷ đồng (tăng 25%) so với năm 2016. Năm 2018, dư nợ đạt 25.863 tỷ đồng với 70.522 khách hàng, tăng 11.574 tỷ đồng ( tăng 81%) và gần 20.000 khách hàng so với năm 2017, chiếm 33% dư nợ cho vay đối với các mặt hàng nông sản của Agribank.

Dư nợ cho vay lúa gạo của Agribank chủ yếu tập trung ở khâu thu mua, chế biến (năm 2018 đạt 22.120 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 86% tổng dư nợ cho vay ngành lúa, gạo). 

Với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dư nợ cho vay ngành lúa, gạo của Agribank đạt 12.822 tỷ đồng với 50.241 khách hàng, chiếm 50% dư nợ cho vay ngành lúa, gạo của Agribank. Nhiều chi nhánh có dư nợ cho vay ngành lúa gạo lớn như: Long An (3.010 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 16% dư nợ cho vay của chi nhánh); Tiền Giang (1.653 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 14% dư nợ cho vay của chi nhánh); An Giang (1.532 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 13,5% dư nợ cho vay của chi nhánh); Đồng Tháp (1.478 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 10,5% dư nợ cho vay của chi nhánh). 

Trong số 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo đứng đầu cả nước, Agribank đang tài trợ vốn cho 3 doanh nghiệp: Tổng Công ty Vinafood 2, Công ty CP Tập đoàn Tân Long, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Thành Tín, đều là các khách hàng tiềm năng, tình hình kinh doanh ổn định và có chiều hướng phát triển trong những năm tới.

Trong quá trình hoạt động, Agribank luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là thực hiện chính sách tam nông của Đảng và Nhà nước giao cho. Agribank tiếp tục đặt mục tiêu dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ 65% - 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của mình, trong đó chú trọng cho vay đối với mặt hàng lúa, gạo phục vụ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 

Để kịp thời góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lúa gạo, mới đây Agribank đã nhận đăng ký vay vốn của một số doanh nghiệp lớn với số tiền gần 1.200 tỷ đồng, trong đó tập trung tại một số doanh nghiệp như: Tổng Công ty Lương thực Miền Nam Vinafood 2; Công ty Thành Tín Sóc Trăng; Công ty Tân Long; Công ty TNHH Tiến Phát Long; Công ty TNHH Phương Thanh; Công ty TNHH MTV Phước Lộc Thiên Hộ… 

Bên cạnh đó từ năm 2017 đến nay, thông qua việc thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác với các tập đoàn lớn, có uy tín trên thế giới hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp như Tập đoàn Yanmar (Nhật Bản), Tập đoàn Tata (Ấn Độ) và mới đây là Kubota (Nhật Bản), Agribank đã mở ra cơ hội quan trọng cho nông dân Việt Nam đặc biệt là nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống, thuần túy để tiếp cận với công nghệ, máy móc có chất lượng cao, hiện đại và tiên tiến nhất trên thế giới. 

Đây là nỗ lực lớn của Agribank phù hợp với định hướng của Chính phủ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp hướng tới cách mạng công nghệ 4.0, với mục đích đưa máy nông nghiệp chất lượng cao đến với người nông dân, góp phần đẩy nhanh cơ giới hóa nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản, hiệu quả sản xuất và xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; từ đó góp phần hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.

theo Anh Minh/Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 219

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 218


Hôm nayHôm nay : 50496

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 721832

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70949147