11:06 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn giữa các tỉnh và Hà Nội: Được và chưa được

Thứ sáu - 28/09/2018 11:01
Với dân số gộp cả lao động vãng lai và khác du lịch khoảng 10 triệu, nhu cầu lương thực, thực phẩm của Hà Nội là một con số khổng lồ.

Ước tính mỗi năm, thành phố cần khoảng 900 nghìn tấn gạo, 130 - 140 nghìn tấn thịt lợn, 40 - 45 nghìn tấn thịt gà, 800 - 900 triệu quả trứng các loại, 50 - 60 nghìn tấn hải sản tươi sống và chế biến, 800 - 900 nghìn tấn rau củ.

07-42-11_dsc_8334
Một trang trại chăn nuôi sạch tại tỉnh Hải Dương

Trong khi đó, khả năng đáp ứng của ngành sản xuất nông nghiệp Thủ đô chỉ được khoảng 60 - 70% nhu cầu thịt gia súc các loại, 30 - 40% thủy sản các loại, 20% sữa, 30 - 40% gạo, 50 - 60% rau củ tươi. Phần thiếu hụt còn lại được phải bổ sung từ các tỉnh, thành phố lân cận hoặc nhập khẩu.

Tuy nhiên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm lớn nhất của mọi gia đình, mọi người tiêu dùng của Thủ đô. Trong khi thành phố đang xác lập hệ thống kiểm soát mỗi lúc một chặt chẽ thì các tỉnh thành khác lại làm mỗi nơi một phách, có nhiều kẽ hở lỏng lẻo cho hàng thật, hàng giả, hàng sạch, hàng bẩn lưu thông trong tỉnh và ra tỉnh thành ngoài.

Bởi thế mà ngay từ mấy năm trước Sở Nông nghiệp - PTNT Hà Nội đã xác định và tư vấn cho thành phố chính sách hình thành mạng lưới liên kết giữa các tỉnh thành và Thủ đô tạo nên chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Kết quả, 24 tỉnh, thành đã vào cuộc để phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và phát triển chăn nuôi. 21 tỉnh, thành xây dựng và phát triển được 461 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và 194 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã được xác nhận.

Những địa phương này đã tổ chức mạng lưới cung cấp nông sản thông thường và nông sản đặc sản theo hướng sản xuất an toàn, có nguồn gốc xuất xứ về cho Hà Nội như cải bắp, bí đỏ, dưa chuột, đậu đũa của Sơn La; bí, rau bò khai của tỉnh Điện Biên; tỉnh Vĩnh Phúc cung ứng 2.500 tấn rau củ quả, 3 triệu quả trứng gà, gà thịt 60 tấn, lợn thịt 500 tấn, tỉnh Hòa Bình cung ứng hơn 200 tấn rau các loại, hơn 34 tấn thịt lợn và các loại thủy sản vùng lòng hồ sông Đà như trắm đen, chép giòn, chạch chấu, cá lăng, cá ngạnh… 

Tuy nhiên tỷ lệ nông sản tham gia vào mạng lưới vẫn chiếm số ít so với lượng nông sản của các tỉnh, thành đổ về Hà Nội mỗi ngày. Việc kết nối nông sản vẫn còn khó khăn do một số Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh, thành tuy ký kết với Hà Nội nhưng chưa xây dựng được kế hoạch chương trình hợp tác cụ thể đối với từng lĩnh vực theo năm.

Thêm vào đó việc giám sát sự tuân thủ của nông dân, các HTX, các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn ở các địa phương này chưa được chặt chẽ. Vẫn còn những biểu hiện cấp giấy chứng nhận an toàn nhưng chưa thực sự biết rõ chất lượng. Vẫn còn những hiện tượng thu gom nông sản không rõ nguồn gốc rồi núp bóng các đơn vị có uy tín để tiêu thụ.

Ngược lại, vẫn còn một số sản phẩm nông lâm thủy sản của các tỉnh tiêu thụ tại các điểm kinh doanh trong mô hình chuỗi chưa có nhãn hiệu, thông tin nhận diện nên gây nghi ngại cho người tiêu dùng.

Theo các chuyên gia phân tích thì nguyên nhân của những tình trạng trên là do các tỉnh, thành chưa vận hành tốt các Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản. Số nhân sự của các Chi cục này thường mỏng nên không có mặt thường xuyên ở tuyến huyện, tuyến xã nơi sản xuất nông sản. Đầu tư cho Chi cục này ít kể cả về vật chất lẫn tài chính nên khó có thể thực hiện tốt được các chức năng giám sát, quản lý. Hầu hết các tỉnh thành chưa thành lập được trung tâm hay các bộ phận chuyên trách làm công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp để có đầu mối duy trì sự phối hợp, kết nối các doanh nghiệp, HTX, trang trại của họ với Hà Nội.

Theo: Đinh Thanh Huyền/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 50637

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 370340

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73417311