01:41 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chương trình xây dựng nông thôn mới: Cần điều chỉnh tiêu chí cho phù hợp!

Thứ tư - 23/11/2016 21:24
Dù Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) được đánh giá là có tác động tích cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng cách thức thực hiện có phần nôn nóng ở một số địa phương khiến hiệu quả chương trình chưa cao, đẩy nhiều xã rơi vào tình cảnh nợ đọng với tổng số hơn 15 nghìn tỷ đồng. Chạy theo thành tích, nợ đọng, chưa thiết thực trong xây dựng… hầu hết các báo cáo chỉ dừng ở việc tổng kết bao nhiêu km đường được xây dựng, huy động vốn cho xây dựng NTM… Trong khi đó, con số nợ đọng, sự tồn tại và hoạt động của các hợp tác xã, các bãi rác đạt chuẩn ở nông thôn… thu nhập gia tăng của người nông dân cụ thể thì còn đang là bài toán khó…

Thu nhập tăng nhờ NTM

Theo kết quả giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp mới được công bố trước Thường vụ Quốc hội, những kết quả đáng chú ý có thể kể đến như: Hệ thống văn bản pháp luật đã ban hành, từng bước được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu; Nhiều chương trình khoa học và công nghệ được triển khai;

Một số địa phương đã ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện (ban hành chính sách cấp xi măng, ống cống, hỗ trợ máy trộn bê tông… để người dân tự làm đường; ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất, nâng mức cho vay để triển khai các chương trình, dự án xây dựng NTM…).

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết thêm, từ năm 2014 đã có nhiều địa phương thực hiện việc hỗ trợ lãi suất để đẩy nhanh ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp (cá biệt như Đồng Nai cũng đã hỗ trợ 30-40% vốn đầu tư cho các dự án ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm).

vv
Cách thức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới có phần nôn nóng ở một số địa phương khiến hiệu quả chương trình chưa cao.

Nhiều tỉnh khác còn ban hành chính sách hỗ trợ dồn điền, đổi thửa, mua máy móc nông nghiệp. Có tỉnh còn ban hành chính sách thu hút DN đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… nhờ vậy đã góp phần thúc đẩy chương trình đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Theo đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM của Đoàn giám sát, tính đến ngày 31/12/2015 cả nước có 1.526 xã (chiếm 17,1% tổng số xã) đạt tiêu chí NTM, Nhưng con số này tăng rất mạnh trong năm nay, đến tháng 9/2016 đã có 2.045 xã (chiếm 23%) đạt tiêu chí NTM; có 24 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt tiêu chí NTM.

Tổng hợp lại sau 5 năm thực hiện, các tiêu chí Chương trình xây dựng NTM được cải thiện rõ rệt, có mức tăng tích cực so với năm 2011. Cụ thể, có 98,74% số xã đạt tiêu chí quy hoạch (tăng 72,01% so với năm 2011), 36,43% số xã đạt tiêu chí về giao thông nông thôn (tăng 33,2% so với năm 2011); 61,37% số xã đạt tiêu chí về thủy lợi (tăng 45,87% so với năm 2011); 82,38% số xã đạt tiêu chí về điện nông thôn (tăng 38,06% so với năm 2011).

Với những thay đổi kể trên, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 17,4% năm 2011 xuống 8,2% năm 2015 (bình quân giảm 1,84%/năm). Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 50,07% năm 2011 xuống còn dưới 28% năm 2015. Riêng những xã đã đạt tiêu chí NTM, mức thu nhập bình quân đầu người tăng từ 16 triệu đồng năm 2011 lên 28,4 triệu đồng năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 11,6% xuống còn 3,6%.

Lo nợ đọng, sợ thiếu bền vững

Tuy nhiên, đằng sau nhiều kết quả đáng khích lệ kể trên thì cũng không ít vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai xây dựng NTM. Theo trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh, có 53/63 tỉnh/thành phố có nợ đọng, tổng cộng trên 15 nghìn tỷ đồng và cá biệt đã có địa phương mất khả năng thanh toán. Cụ thể, 3.637 xã có nợ đọng (chiếm 40,7% số xã xây dựng NTM cả nước) với mức nợ bình quân khoảng 4,2 tỷ đồng/xã.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhận định, số nợ đọng này chưa lớn, chỉ chiếm 1,8% so với tổng nguồn lực huy động và chiếm 5,7% tổng nguồn ngân sách hỗ trợ thực hiện. Trong quá trình giám sát, các địa phương cho biết sẽ sử dụng quỹ đất đấu giá lấy tiền trả nợ. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường bất động sản đang khó khăn như hiện nay, bao giờ bán được đất thì vẫn chưa có câu trả lời.

Cùng lo ngại về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân không đồng tình với việc nợ đọng tại địa phương chưa xử lý xong, nhưng cứ cố xây dựng NTM để lại nợ tiếp. Trong khi đó, nếu kiến nghị ngân sách hỗ trợ để trả nợ sẽ dẫn đến tình trạng cứ vay nợ, cứ đầu tư rồi sẽ được xử lý, được ưu tiên giải quyết nợ. Như vậy là không đúng với quy chế tài chính và không hợp lý với thực tiễn.

Thậm chí có ý kiến còn lo rằng, tư tưởng của đội ngũ cán bộ địa phương nặng về “xin tiền” chứ chưa nghiên cứu các cách làm tiên tiến, hiệu quả để áp vào việc xây dựng NTM. Nhiều nơi có tư tưởng nóng vội, cố đạt bằng được 19 tiêu chí để được công nhận là xã NTM, nên làm cho qua, cho được, vì vậy chất lượng thấp.

Nếu không cân nhắc, cân đối và tính toán lại một cách cẩn thận, thì càng có nhiều xã được công nhận chuẩn NTM theo đúng 19 tiêu chí đã ban hành thì sẽ lại có thêm bấy nhiêu công trình công cộng không cần thiết, gây thất thoát lãng phí cũng như tỷ lệ nợ đọng vốn để đầu tư cho NTM gia tăng.

Thực tế này cũng được chính ông Hoàng Trọng Thủy, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nông thôn mới cảnh báo. Theo ông Thủy, sự bất cập trong xây dựng NTM hiện nay xuất phát ngay từ trong nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã, cấp huyện. Một số nơi, chính quyền cơ sở chỉ hiểu rằng đạt được 19 tiêu chí là xây dựng xong NTM mà không hiểu rằng, bản chất của xây dựng NTM chính là tạo ra giá trị mới định hướng cho sự phát triển.

Không phủ nhận rằng, việc hoàn thiện bộ tiêu chí, nhất là tiêu chí về điện – đường – trường – trạm thì dễ dàng nhìn thấy hơn là các tiêu chí mềm liên quan tới nội dung tổ chức lại sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, xây dựng cho nông dân đời sống văn hóa tinh thần, vệ sinh môi trường nông thôn.

Cho tới nay, hầu hết các báo cáo chỉ dừng ở việc tổng kết bao nhiêu km đường được xây dựng, huy động vốn cho xây dựng NTM trong đó có phần đóng góp của nhân dân là bao nhiêu. Trong khi đó, con số nợ đọng, sự tồn tại và hoạt động của các hợp tác xã, các bãi rác đạt chuẩn ở nông thôn, bãi chứa xe và thu nhập gia tăng của người nông dân cụ thể thì còn đang để ngỏ.

Một thực tế nữa cũng không thể không thừa nhận là đa số nông dân hiện nay còn ở trình độ yếu và chưa cao. Trong khi đó, với giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay, bản thân người nông dân phải là con người “kép”: vừa là người sản xuất, vừa là người quản lý, người giám sát, người hạch toán. Quá trình sản xuất hiện nay như một vòng quay nhanh, khép kín, nếu thiếu các kỹ năng, tất yếu sẽ bị chệch khỏi bánh quay.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ trong cuộc họp cho ý kiến về Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 ngày 13/9 vừa qua, cho biết có 3 vấn đề nổi lên trong xây dựng NTM đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Cụ thể: Các tiêu chí của NTM phải có đặc điểm, đặc thù và mức độ phù hợp với từng vùng, miền và từng địa phương chứ không thể vùng nào cũng giống nhau được; xây dựng NTM phải phù hợp với mục tiêu xây dựng NTM kiểu mẫu đi liền với đô thị văn minh; thực hiện lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác và các chương trình phát triển bền vững của Liên hợp quốc với xây dựng NTM để tránh dàn trải, lãng phí.

“Quy định xã nào cũng phải có chợ, nhưng thực tế sinh hoạt của người dân và do địa lý nên nhiều xã chung một chợ cũng chẳng sao, vẫn tốt. Trong khi đó, mỗi xã có một chợ thì chợ chẳng ai muốn họp, xây chợ để đấy lãng phí vô cùng. Nhà văn hóa, đường giao thông làm sao vùng nào cũng 3 mét theo quy định được, như miền núi và hải đảo mà làm 3 mét đường thì lấy đất với tiền đâu ra mà làm?” – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn giải về vấn đề đã nêu ra.

Xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, đã và đang góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ở nhiều nơi. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả thực sự và hạn chế tối đa những phát sinh không đáng có, rất cần phải có những điều chỉnh cho phù hợp trong thực tế hiện nay.

Theo Khánh An/ Báo Công Luận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xây dựng, nợ đọng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 292

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 289


Hôm nayHôm nay : 30253

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 293816

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73340787