Nhân dân xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn (Đà Bắc) trồng giống ngô NK66, 1 kg ngô giống cho sản lượng 5 tạ ngô hạ
Trong tổng số 13.483 ha gieo trồng có 1.955 ha lúa nước, trên 80% được cấy giống lúa mới; 100% diện tích trồng giống ngô lai. Sản lượng lương thực cây có hạt từ 31.505 tấn (năm 2010) tăng lên 38.000 tấn (năm 2015). Huyện đã quan tâm lồng ghép các nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu. Khuyến khích, hỗ trợ nông dân áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất để thay thế khâu làm đất thủ công. Qua đó giúp người dân bố trí cơ cấu giống và thời vụ hợp lý hơn để tăng năng suất cây trồng, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Các nơi đã tận dụng lợi thế đầu tư chuyên canh như: vùng sản xuất giống lúa nông hộ tại xã Mường Chiềng, Tu Lý; vùng trồng ngô tại xã Yên Hòa, Suối Nánh, Mường Tuổng; vùng trồng mía tại xã Hào Lý; vùng dong riềng tại xã Cao Sơn...
Lĩnh vực chăn nuôi được chuyển dần theo phương thức công nghiệp gắn liền với duy trì và phát triển giống bản địa. Nhân rộng mô hình nuôi lợn rừng, gà thả vườn, bò lai Sind. Tổng đàn trâu, bò có 17.000 con; lợn 22.500 con; gia cầm hàng năm có từ 20 - 22 vạn con; đàn dê tiếp tục phát triển ở một xã có lợi thế. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được quan tâm chú trọng, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác nuôi trồng thủy sản được đặc biệt quan tâm tại các xã vùng hồ sông Đà như: Hiền Lương, Đồng Ruộng, Suối Nánh, Vầy Nưa, Mường Tuổng, Toàn Sơn, Yên Hòa, Tiền Phong, Cao Sơn. Nghị quyết số 08 của Huyện ủy về phát triển ngành thủy sản đã đi vào cuộc sống. Những năm qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã đầu tư vốn để mở rộng quy mô và chủng loại lồng cá. Hiện, toàn huyện có 735 lồng, diện tích nuôi thả cá đạt 81 ha mặt nước. Tổng sản lượng nuôi, đánh bắt thuỷ sản bình quân hàng năm đạt khoảng 975 tấn. Bên cạnh những loại cá truyền thống như chép, trắm cỏ, nheo, chim trắng, huyện cũng định hướng và tạo điều kiện để người dân nuôi thử nghiệm một số loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như chiên, lăng chấm, bỗng... Mới đây, huyện đã đưa vào nuôi thành công loài cá tầm có giá trị kinh tế cao trên thị trường.
Công tác trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng được tăng cường, đẩy mạnh. Huyện khuyến khích nông dân tham gia trồng rừng, nhất là trồng rừng kinh tế bằng các loại cây bản địa, cây có chu kỳ sinh trưởng ngắn, cây nguyên liệu gỗ, giấy... phù hợp với điều oakiện đất đai. Trong 5 năm, toàn huyện đã trồng mới 5.248 ha rừng, tập trung khoanh nuôi, bảo vệ trên 16.400 ha góp phần nâng độ che phủ rừng ổn định đạt 49%.
Những chuyển biến tích cực trên là nền tảng vững chắc để huyện xác định mục tiêu trong nhiệm kỳ mới: phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo an ninh lương thực và xây dựng NTM.
Theo Cẩm Lệ/baohoabinh.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn