18:19 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyên gia nước ngoài góp ý về cải cách tiền lương: Thay đổi không chỉ ở cơ chế, chính sách

Thứ năm - 31/05/2012 03:51
KTĐT - Lương tối thiểu chưa bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống, quan hệ tiền lương lại cào bằng... Đây là những bất hợp lý gây nhiều tranh cãi của hệ thống tiền lương hiện hành.
Chuyên gia nước ngoài góp ý về cải cách tiền lương: Thay đổi không chỉ ở cơ chế, chính sách

Chuyên gia nước ngoài góp ý về cải cách tiền lương: Thay đổi không chỉ ở cơ chế, chính sách

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) trước thềm Hội nghị các nhà tài trợ 2012, các chuyên gia kinh tế nước ngoài có những cái nhìn và trao đổi thẳng thắn về vấn đề này.

Hội đồng tiền lương, tại sao không?

Theo ông Sang Heon Lee, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực tiền lương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có rất nhiều vấn đề cần quan tâm trong việc cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam. Điểm khởi đầu quan trọng nhất là xây dựng luật cơ bản về tiền lương thật rõ ràng và đúng đắn. Tiếp đó là các vấn đề về chính sách bảo vệ tiền lương (bao gồm làm thêm giờ và các khoản phúc lợi) và hướng tới việc thành lập các quỹ độc lập với chủ sử dụng lao động nhằm  đảm bảo việc trả lương, đây đang là xu hướng chung của thế giới. "Thông thường các nước xây dựng nhiều hội đồng tiền lương. Hội đồng có thể xác lập tiền lương tối thiểu và đưa ra những khuyến nghị không mang tính cưỡng chế. Hội đồng tiền lương có thể được tổ chức theo cơ chế ba bên. Thời điểm ban đầu nên có cả đại diện người lao động và người sử dụng lao động tham gia, sau có thể thêm đại diện của Chính phủ. Đa số các nước châu Á sử dụng cơ cấu này", ông Lee khuyến nghị.

Đồng tình với ý kiến này, đại diện Bộ LĐ- TB và XH cho rằng, cần phải quy định rõ kết cấu tiền lương (gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác), trong đó mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định nhằm tránh tình trạng lợi dụng để chia tách tiền lương hiện nay; tăng cường cơ chế thương lượng, thỏa thuận tiền lương thông qua việc quy định bắt buộc thương lượng, thỏa thuận, các nguyên tắc, quy trình, nội dung thỏa thuận tiền lương trong doanh nghiệp... 

Thí điểm “tận tâm cống hiến” 

Đánh giá về việc cải cách chế độ tiền lương cho công chức, ông Jairo Acuna Alfaro - Cố vấn chính sách về cải cách hành chính và chống tham nhũng, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, lương tối thiểu chính thức ở Việt Nam vẫn được xem là rất thấp và không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt căn bản của công chức. Vì vậy, công chức phải sống dựa vào nhiều nguồn thu nhập không chính thức. Thu nhập này có thể không bất hợp pháp, song lại làm phân tán công việc và nghĩa vụ chính, giảm hiệu quả công tác của công chức. "Đây là một kênh mà ngân sách nhà nước đầu tư không hiệu quả", ông Jairo Acuna Alfaro nói.

Về vấn đề phân chia mức lương theo chức danh cán bộ, công chức, viên chức, ông Alfaro cho rằng, các quốc gia phân chia khác nhau, tùy theo tình hình, đặc điểm mỗi nước. Ở Việt Nam, ranh giới giữa ba nhóm này rất mong manh, có người đảm nhiệm cùng lúc cả hai, ba vị trí.  "Giả sử tôi là một Viện trưởng, vậy tôi là cán bộ hay viên chức? Trong viện, tôi lại làm chức năng quản lý nữa. Vậy, tôi hưởng mức lương thế nào? Điều này rõ ràng chưa có quy định trong luật", ông Jairo Acuna Alfaro bày tỏ. 

Cách tiếp cận dựa trên vị trí việc làm, bắt đầu từ các công chức giữ vị trí lãnh đạo (cụ thể là Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Cục trưởng…) trong cải cách tiền lương có thể là một phương án. Số lượng công chức ở những vị trí này nhỏ hơn so với các nhóm công chức khác, trách nhiệm của họ trong việc nâng cao hiệu quả của khu vực Nhà nước là rất lớn, và họ có vai trò đầu tàu gương mẫu trong hệ thống công vụ. 

Cải cách tiền lương ở Việt Nam, theo các chuyên gia kinh tế, đòi hỏi quyết tâm chính trị và vai trò định hướng của cơ quan thực thi bởi tính phức tạp và  bản chất của cơ cấu tiền lương thứ bậc hiện nay./.

Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã 8 lần điều chỉnh lương tối thiểu. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu hiện nay chỉ bảo đảm bù trượt giá là chính. Nếu so sánh mức lương tối thiểu năm 2002 là 210.000 đồng/tháng với hiện nay, tiền lương danh nghĩa tăng 295,2% nhưng chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng 147,2%. Như vậy, tiền lương thực tế sau 9 năm chỉ tăng 59,9% (theo chỉ số giá chung), bình quân mỗi năm tăng 5,4%, không theo kịp với đà tăng giá.
 
 
 
Theo ktdt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 261


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 572331

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70799646