23:20 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyện... “nhà quê”

Thứ sáu - 16/11/2012 20:38
Tôi vừa ở Vũng Tàu về, may mắn gặp hai ông nhà văn viết về nông thôn rất “mả” là Nguyễn Hữu Nhàn và Trần Ðức Tiến. Ngồi với hai ông, nghe các ông nói và kể về nông thôn cứ mê lịm đi và thi thoảng cũng... ghê ghê. Tôi là người làm thơ nên thường thiên về cái lãng mạn trữ tình của nông thôn. Tiếp xúc với các nhà văn mới thấy nông thôn không chỉ là trăng, là cây đa bến nước, là cỏ may rơm rạ, mà còn một nông thôn khác, dữ dội, khốc liệt, vừa bần cùng vừa khai sáng, vừa hồn nhiên vừa đo đắn...

Nếu tính một cách cơ học thì có vẻ hai đề tài chiếm dung lượng lớn nhất trong nền văn chương Việt Nam trước nay là chiến tranh và nông thôn. Dẫu gần nửa thế kỷ đã trôi qua từ khi chính thức chúng ta được hòa bình thì dư âm của cuộc chiến tranh kéo dài suốt mấy chục năm, thậm chí là mấy thế hệ vẫn luôn nhức nhối trong tâm can người cầm bút, nó vẫn luôn là những câu hỏi lớn, vẫn là sự tự vấn lương tâm, là nỗi canh cánh giằng xé trước những phi lý không dễ gì giải đáp. Cuộc chiến tranh ấy xảy ra ở một đất nước 90 phần trăm là nông dân.

 
Gần tuyệt đại bộ phận những người lính là nông dân, gần tuyệt đại bộ phận những người nằm lại ở các nghĩa trang liệt sĩ và cả những nơi không phải là nghĩa trang liệt sĩ do chưa quy tập hoặc không thể quy tập được là nông dân. Nhưng cuộc chiến liên quan đến số phận của cả dân tộc nên yếu tố nông dân có vẻ bị coi nhẹ, hoặc người ta nhắc đến nó với sự phiến diện nhất định để tôn cao lên cái ý tưởng tiền tuyến lớn, mà ở đó, ưu tiên số một là chiến đấu và chiến thắng. Bây giờ, sự bất thường của cuộc sống qua đi, người ta trở lại nhịp điệu bình thường sau gần cả thế kỷ bất thường, sự bất thường đã từng trở thành bình thường vì sự bất thường quá lâu của nó.
Chuyện... “nhà quê” 1
 Tác giả về lại nơi hơn 40 năm trước từng sống: thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa.

Nhớ hồi cuốn Mảnh đất lắm người nhiều ma của anh Nguyễn Khắc Trường ra đời đã gây một hiệu ứng xã hội rộng lớn đến như thế nào. Thực ra thì vấn đề tư hữu, dòng họ, đố kỵ ghen ghét, mưu mô nham hiểm, tự phụ tự mãn kiểu nông dân, vấn đề đất đai ruộng vườn ở nông thôn đã có hàng ngàn năm nay, nhưng đến Nguyễn Khắc Trường, nó hiện lên rõ mồn một, nó trở thành những vấn đề không thể không quan tâm. Thực ra cuốn này nổi tiếng chưa hẳn đã phải vì văn chương của anh Trường, mà là cái cách anh ấy đưa vấn đề ra, cái cách anh ấy quan sát nông thôn ở tư thế một người trong cuộc, một người hiểu nông thôn đến ngọn ngành, đến chân tơ kẽ tóc... để nó trở thành một cuốn tiểu thuyết mà bây giờ nhắc đến nông thôn là phải kể đến nó.

Ngồi với Trần Đức Tiến, nghe anh kể về nông thôn xưa và nay, thấy anh cũng có một vốn sống về nông thôn rất cổ quái. Ví như khi tôi kể việc vừa đi về một số vùng nông thôn, không phải ở miền núi đâu, đồng bằng hẳn hoi, nhà xây hẳn hoi, nền láng gạch men mát lạnh, tivi, tủ lạnh... đủ đầy, nhưng lại thiếu cái... nhà vệ sinh. Khi hỏi nơi giải quyết đầu ra, được phát cho một cái... gậy và bảo “mời bác ra... vườn”. Cái gậy là để đuổi chó và lợn, và cũng có thể là... giấy lau luôn. Vườn là cái toilet mênh mông. Tôi cũng kể là phải đến gần đây, tôi mới hiểu, mới tường, mới hình dung rõ ràng cái từ của người Nghệ Tĩnh mà tôi đã quá quen lâu nay: “quẹt khu”.
 
Trần Đức Tiến cười ha hả, chuyện vặt. Đấy là còn có vườn mà đi, còn có gậy mà... quẹt khu, còn nơi không có vườn, không có gậy thì kinh hơn nhiều, hãi hùng hơn nhiều. Nhưng mà họ vẫn sống, vẫn yêu, vẫn sinh con đẻ cái. Khi nói chuyện ngoại tình ở nông thôn, cứ tưởng không có nhà nghỉ, khách sạn thì nó ít phát triển hơn ở thành phố, té ra không phải vậy. Cây rơm, bờ ruộng, doi cát, góc bếp, chuồng lợn, bụi chuối... đều là những nơi lý tưởng cho ngoại tình nông thôn thăng hoa. Và nó cũng lâm li bi đát chả khác gì ở thành phố...

Ông Nguyễn Hữu Nhàn thì đương nhiên là “vua” nông thôn hiện tại. Truyện ông rặt nông thôn là nông thôn. Và ông hình như cũng đang sống ở một vùng ven thành phố Việt Trì. Nói chuyện với ông như đang ngồi với một ông thủ từ làng. Nông thôn dưới mắt ông, nó là cội rễ văn hóa của dân tộc. Bóc lớp này đi, lớp khác hiện ra, hôi hổi và tươi rói. Nông thôn với tất cả cái lãng mạn và khốc liệt, với cả sự huy hoàng và khốn nạn, mơn mởn đấy mà cũng cỗi cằn trì trệ...

Tôi, trong những trang viết của mình, những dòng thích nhất là viết về ký ức, về nông thôn, về những ngày phập phồng gió ở bờ đê nơi tôi sơ tán thuở bắt đầu biết nhớ. Vốn dĩ tôi sinh ra ở thị xã Thanh Hóa, nhưng cả cuộc chiến tranh phá hoại lẽo đẽo đi sơ tán cùng ba mẹ. Ba mẹ tôi đều là người ở quê, đi hoạt động cách mạng rồi làm ở thành phố nhưng rồi vẫn đau đáu nhớ quê nên về hưu là vù một phát về quê mua nhà ở. Và tôi, đến giờ, trong ký ức của mình, vẫn coi những tháng ngày ấy là đẹp nhất, dù đấy là những tháng ngày khó khăn gian khổ đến cùng cực, luôn luôn đói, luôn luôn thèm ăn, luôn luôn co ro khép nép trước cái lạnh, cái nóng...

Những trang viết ấy giờ đây trở thành những trang xúc động nhất, phập phồng nhất, run rẩy nhất của tôi. Có thể nó chưa hay, chưa đủ đầy, chưa toàn bích, nhưng nó đẹp và chân thành. Mới đây, tôi vừa trở lại nơi tôi đã từng sống trọn tuổi thơ ở đấy. Nhân có cuộc họp ở Ninh Bình, tôi rủ hai nhà thơ Lê Huy Mậu và Lê Quang Sinh vù đi Thanh Hóa chơi, cho tôi về lại nơi gần bốn mươi năm trước tôi đã ra đi và chưa một lần trở lại. Lê Huy Mậu quê ở Thanh Chương, Nghệ An, còn Lê Quang Sinh thì ở Yên Định, Thanh Hóa, đều gốc nông dân cả.
 
Chuyện... “nhà quê” 2
 Nhà thơ Lê Huy Mậu đọc thơ tại làng Phú Điền
Khổ thế, vào Nam ra Bắc suốt, nhưng cái làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa ấy nó lại không quá gần hoặc không quá xa để có cớ mà nghỉ lại dù nó nằm ngay bên đường số 1, sát đền Bà Triệu nổi tiếng. Thành thử cứ ngồi xe hoặc tàu chạy qua mà chỉ trỏ, mà mong gặp được một dáng người quen. Suốt thời cấp 1 và cấp 2 tôi học ở đây, đã biết nhơ nhớ một cái lưng thon sau tấm áo nâu cổ tròn, một mái tóc ngang lưng ngúng nguẩy, một nụ cười vu vơ, một cái nhìn bất định... Giờ về, làng cũ vẫn vậy nhưng nó chật chội vô cùng. Bao giờ trở về quê cũng thấy làng chật hơn thời mình sống, đấy là nguyên lý, nhưng ở đây, nó chật thật vì người lúc nhúc tăng mà đất thì chả nở được. Các con ngõ nhiều đoạn phải đi nghiêng.
 
Nhưng nhiều người còn nhớ tôi. Người quê tốt vô cùng. Họ không trách tôi sao cả mấy chục năm không về thăm họ, dù suốt thời chiến tranh phá hoại tôi được họ cưu mang đùm bọc, được cho chơi cùng họ những trò chơi mà chỉ ở nông thôn mới có, cho cưỡi trâu, cưỡi bò, đánh trận, chơi khăng, đánh đáo... mà chỉ trách về sao không báo trước, và sao không ở lại lâu, sao không về nhà ăn cơm với họ. Anh bạn học cũ tên là Phan Quốc Tự, thương binh 1/4, hạng nặng nhất, vẫn còn mảnh đạn trong đầu, vợ được hưởng lương để nuôi, là người tôi chọn để ăn cơm. Tôi giao hẹn cho ăn cơm quê. Anh hỏi cơm quê là gì, tôi bảo canh cua cà muối, cá rô đồng. Tốt nữa thì mắm moi rau diếp hoặc rau ghém.
 
Anh bảo, tưởng gì, có hết. Thế nhưng khi ngồi vào mâm thì... thịt bò nhúng dấm, thịt gà luộc, cá chép rán, và có một món quê thật, ngon vô cùng, ấy là... thịt chó nấu rựa mận kiểu Thanh Hóa. Trước đó, để chuẩn bị cho bữa này, anh lệnh cho cô con gái là giáo viên và cậu con trai là công an xin nghỉ một buổi để... giúp bố mẹ đón chú Hùng. Chưa hết, anh mời một ông đầu bếp chuyên nấu cỗ cho làng sang trực tiếp nấu nướng, mời cả Bí thư Đảng ủy xã đến cùng tiếp chúng tôi cho sang cỗ... Người quê tấm lòng mênh mang như thế nhưng kinh tế thì không tỉ lệ thuận.
 
Những người bạn cũ của tôi, bây giờ thì ra là Tự lại là người khá nhất. Là bởi anh có tiêu chuẩn thương binh hạng 1/4, con cái cũng nhờ sự mất mát của bố mà được chiếu cố, đứa giáo viên, đứa công an, dẫu là công an nghĩa vụ. Nhưng thằng rể, chồng đứa giáo viên ấy, vẫn đang lênh đênh bên trời Tây làm thuê, con sáu tháng tuổi mà bố chưa thấy mặt con và cũng chưa biết lúc nào mới biết. Còn những Bình, Trường, Sáu, Ân... thì dạt đi làm công nhân, bỏ làng ra Bỉm Sơn, Đồng Giao... nghe nói đau thương lắm, dù họ cũng đi bộ đội về, có điều, nói ra đau xót, không được là... thương binh hạng 1/4 như Tự để có chế độ.

Tôi đã từng viết về nơi ấy như thế này: Tôi tắm Sầm Sơn tôi bơi sông Mã/ Tôi qua cầu Lèn ngược phía Triệu Châu/ Có một ánh đèn dung dăng câu hát/ Nhoáng chân trần em cấy trăng rơi/ Tan vào tôi giấc mơ ngày tám/ Tháng ba chào nón trắng cứ duội đi/ Hoa xoan rắc đầy trời xao xác gió/ Chợt là tôi ngơ ngác trước cổng đền...

Và đây nữa, cũng là một ký ức nông thôn: Thấp thoáng tuổi thơ tôm cua ốc nướng/ Quần đùi chân đất ngây ngấy bùn non/ Có em tóc ngắn tròn môi thổi lửa/ Căng mỏng nâu non zôn zốt mắt nhìn/ Cỏ mềm như đất ru ngủ ban trưa/ Em gánh mùa về rơm vàng như nắng/ Nón trắng ngập ngừng triền đê tóc rối/ Có một ánh mắt cánh buồm xa xăm...

Ấy là khi ngồi ở nơi xa, nhớ về, nhấm nháp, rưng rưng, xúc động vặt... Còn khi về rồi, xếp bằng uống rượu với các bạn thì thấy những câu thơ của mình thật nhạt, nhạt đến mức bạn biết mình là nhà thơ, bảo đọc một bài thơ đi, bài về Thanh Hóa càng tốt, con bạn bảo cháu đã nghe Đài Tiếng nói Việt Nam ngâm thơ chú, vợ bạn thì cứ suýt xoa, quý hóa quá, vinh dự tự hào quá, nhà em hôm nay được đón đến ba bác nhà thơ, bác nào bác nấy đẹp trai là... Thế mà không dám đọc. Ngượng không dám đọc, nhưng chả lẽ lại ngồi im trước cái thịnh tình của bạn, nhất là lại đã có tí rượu vào. Thế là tôi xúi ông Lê Huy Mậu hát “Khúc hát sông quê”. Khổ thân ông Mậu, giọng rè như tiếng cưa xẻ gỗ mà phải gồng mình lên “úp mặt vào sông quê”...

Thôi thì lấy mấy câu kết thúc bài thơ tôi viết về xứ Thanh để làm kết cho bài viết vừa lan man vừa nhạt nhẽo này vậy:

Xứ Thanh
 
thôi đành

tôi mênh lên như tiếng buồm ngược nước...

Bài và ảnh: Văn Công Hùng
Theo 
suckhoedoisong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 195


Hôm nayHôm nay : 42467

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 926892

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72609601