17:15 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Thứ hai - 26/02/2018 02:34
Hơn 30 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng đôi khi trong tư duy của chúng ta chưa chuyển theo kịp, hoặc tư duy đã thay đổi rồi nhưng do quán tính nên trong hành động lại chậm thay đổi.
Trồng hoa mạng lại thu nhập tốt cho người nông dân dịp Tết Nguyên Đán

Trồng hoa mạng lại thu nhập tốt cho người nông dân dịp Tết Nguyên Đán

Kinh tế thị trường thì có nguyên lý này, lý thuyết kia nhưng tựu trung lại là sản xuất theo thị trường, lấy đầu ra để quyết định đầu vào. Trong một thời gian dài, khẩu hiệu của chúng ta là “tất cả cho sản xuất và tất cả cho sản xuất”, lấy năng suất, sản lượng làm chỉ tiêu, làm mệnh lệnh cho ngành và cả hệ thống. Cả bộ máy ngành nông nghiệp được thành lập trên dưới, ngang dọc đều mang một sứ mạng là làm sao cho sản lượng đạt cao nhất, năm sau phải cao hơn năm trước. Năng suất cao hơn là nhờ công sức của các viện, trường, nhà khoa học. Dịch bệnh được khống chế là nhờ các cơ quan bảo vệ thực vật, thú y… Rồi mừng công khi địa phương được gia nhập câu lạc bộ 1 triệu tấn, 2 triệu tấn, 3 triệu tấn. Người nông dân rạng rỡ vì trúng mùa.
Nhưng ngày vui rồi cũng qua, trái ngọt đôi khi trở thành quả đắng. Điệp khúc “được mùa mất giá” như một lời nguyền đè nặng một nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Vậy mới có câu chuyện “nông nghiệp giải cứu”, “nông nghiệp từ thiện”. Rồi trên trách dưới, dưới trách trên. Chính quyền thì trách bà con: Nào là tâm lý đám đông, nào là “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”; bà con trách sao Nhà nước không đẩy mạnh tìm kiếm thị trường hay cấm không cho nông sản xứ người xâm nhập vào thị trường của mình. Vậy là, có gì đó lỏng lẻo trong mối liên kết của mô hình “4 nhà” rồi.
Nền kinh tế thị trường, nói cho đơn giản là bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có. Vậy thì, cái thị trường cần là gì? Là số lượng, là chất lượng, là giá cả hợp lý. Mình có thể tự hào là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, thậm chí có ai đó nói đùa mình là “nồi cơm của cả thế giới”. Nhưng người ta đánh giá rằng nông nghiệp xứ mình có hai điểm yếu, thậm chí là điểm liệt chết người, đó là chi phí cao mà chất lượng lại kém. Trong các bản kế hoạch hay tổng kết ngành nông nghiệp, hiếm thấy đánh giá hai điểm yếu này. Chi phí đầu vào cao thì làm sao cạnh tranh được khi thiên hạ bằng cách tiết kiệm từng loại vật tư đầu vào, ứng dụng quy trình canh tác ít sử dụng nhân công, sản xuất rẻ hơn chúng ta. Chất lượng kém thì làm sao người tiêu dùng chấp nhận, trong khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang là nỗi lo canh cánh trong mỗi bữa ăn của từng người và sự bất an của toàn xã hội.
Như vậy, nếu quan niệm nông nghiệp chỉ là một ngành sản xuất, chỉ đánh giá sự phát triển thông qua năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thì không thể thoát ra tình cảnh giải cứu như trong thời gian qua. Ở nhiều quốc gia khác, người ta định vị ngành nông nghiệp là cơ sở của công nghiệp chế biến và thương mại. Khi và chỉ khi làm tốt hai lĩnh vực chế biến và tổ chức hệ thống tiếp thị, phân phối thì mới thoát ra khỏi cái bẫy đang lùng nhùng như hiện nay.
Với tư duy nông nghiệp như là một ngành sản xuất thì vai trò khuyến nông trong thời gian qua có nhiều đóng góp. Nhưng nếu chuyển sang tư duy nông nghiệp như một ngành kinh tế thì cũng phải định vị lại vai trò khuyến nông. Khuyến nông không chỉ dừng lại ở chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, trình diễn các mô hình, mà phải tăng cường thông tin thị trường, hướng dẫn người sản xuất cách thức bảo quản sau thu hoạch và sơ chế, chế biến nông sản, biết cách tiếp thị để đưa sản phẩm ra thị trường. Đó chính là giải pháp khắc phục tình trạng dư thừa lúc chính vụ dẫn đến câu chuyện giải cứu như thời gian qua.
Khi chuyển động từ một nền sản xuất sang một nền kinh tế, mà lại kinh tế thị trường thì không thể không định vị lại và nhận thức đúng đắn vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Thông tin thị trường gần nhất chính là cộng đồng doanh nghiệp. Sự năng động, nhanh nhạy thích ứng với sự thay đổi của thị trường thường khởi nguồn từ doanh nghiệp. Nếu tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển từ một nền sản xuất sang một nền kinh tế, mà chỉ quanh quẩn trong bộ máy nhà nước, tư duy của người nhà nước, không có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp thì rất khó thành công.

LÊ MINH HOAN/Kinh tế thị trường thì có nguyên lý này, lý thuyết kia nhưng tựu trung lại là sản xuất theo thị trường, lấy đầu ra để quyết định đầu vào. Trong một thời gian dài, khẩu hiệu của chúng ta là “tất cả cho sản xuất và tất cả cho sản xuất”, lấy năng suất, sản lượng làm chỉ tiêu, làm mệnh lệnh cho ngành và cả hệ thống. Cả bộ máy ngành nông nghiệp được thành lập trên dưới, ngang dọc đều mang một sứ mạng là làm sao cho sản lượng đạt cao nhất, năm sau phải cao hơn năm trước. Năng suất cao hơn là nhờ công sức của các viện, trường, nhà khoa học. Dịch bệnh được khống chế là nhờ các cơ quan bảo vệ thực vật, thú y… Rồi mừng công khi địa phương được gia nhập câu lạc bộ 1 triệu tấn, 2 triệu tấn, 3 triệu tấn. Người nông dân rạng rỡ vì trúng mùa.

Nhưng ngày vui rồi cũng qua, trái ngọt đôi khi trở thành quả đắng. Điệp khúc “được mùa mất giá” như một lời nguyền đè nặng một nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Vậy mới có câu chuyện “nông nghiệp giải cứu”, “nông nghiệp từ thiện”. Rồi trên trách dưới, dưới trách trên. Chính quyền thì trách bà con: Nào là tâm lý đám đông, nào là “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”; bà con trách sao Nhà nước không đẩy mạnh tìm kiếm thị trường hay cấm không cho nông sản xứ người xâm nhập vào thị trường của mình. Vậy là, có gì đó lỏng lẻo trong mối liên kết của mô hình “4 nhà” rồi.
Nền kinh tế thị trường, nói cho đơn giản là bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có. Vậy thì, cái thị trường cần là gì? Là số lượng, là chất lượng, là giá cả hợp lý. Mình có thể tự hào là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, thậm chí có ai đó nói đùa mình là “nồi cơm của cả thế giới”. Nhưng người ta đánh giá rằng nông nghiệp xứ mình có hai điểm yếu, thậm chí là điểm liệt chết người, đó là chi phí cao mà chất lượng lại kém. Trong các bản kế hoạch hay tổng kết ngành nông nghiệp, hiếm thấy đánh giá hai điểm yếu này. Chi phí đầu vào cao thì làm sao cạnh tranh được khi thiên hạ bằng cách tiết kiệm từng loại vật tư đầu vào, ứng dụng quy trình canh tác ít sử dụng nhân công, sản xuất rẻ hơn chúng ta. Chất lượng kém thì làm sao người tiêu dùng chấp nhận, trong khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang là nỗi lo canh cánh trong mỗi bữa ăn của từng người và sự bất an của toàn xã hội.
Như vậy, nếu quan niệm nông nghiệp chỉ là một ngành sản xuất, chỉ đánh giá sự phát triển thông qua năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thì không thể thoát ra tình cảnh giải cứu như trong thời gian qua. Ở nhiều quốc gia khác, người ta định vị ngành nông nghiệp là cơ sở của công nghiệp chế biến và thương mại. Khi và chỉ khi làm tốt hai lĩnh vực chế biến và tổ chức hệ thống tiếp thị, phân phối thì mới thoát ra khỏi cái bẫy đang lùng nhùng như hiện nay.
Với tư duy nông nghiệp như là một ngành sản xuất thì vai trò khuyến nông trong thời gian qua có nhiều đóng góp. Nhưng nếu chuyển sang tư duy nông nghiệp như một ngành kinh tế thì cũng phải định vị lại vai trò khuyến nông. Khuyến nông không chỉ dừng lại ở chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, trình diễn các mô hình, mà phải tăng cường thông tin thị trường, hướng dẫn người sản xuất cách thức bảo quản sau thu hoạch và sơ chế, chế biến nông sản, biết cách tiếp thị để đưa sản phẩm ra thị trường. Đó chính là giải pháp khắc phục tình trạng dư thừa lúc chính vụ dẫn đến câu chuyện giải cứu như thời gian qua.
Khi chuyển động từ một nền sản xuất sang một nền kinh tế, mà lại kinh tế thị trường thì không thể không định vị lại và nhận thức đúng đắn vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Thông tin thị trường gần nhất chính là cộng đồng doanh nghiệp. Sự năng động, nhanh nhạy thích ứng với sự thay đổi của thị trường thường khởi nguồn từ doanh nghiệp. Nếu tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển từ một nền sản xuất sang một nền kinh tế, mà chỉ quanh quẩn trong bộ máy nhà nước, tư duy của người nhà nước, không có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp thì rất khó thành công.

LÊ MINH HOANKinh tế thị trường thì có nguyên lý này, lý thuyết kia nhưng tựu trung lại là sản xuất theo thị trường, lấy đầu ra để quyết định đầu vào. Trong một thời gian dài, khẩu hiệu của chúng ta là “tất cả cho sản xuất và tất cả cho sản xuất”, lấy năng suất, sản lượng làm chỉ tiêu, làm mệnh lệnh cho ngành và cả hệ thống. Cả bộ máy ngành nông nghiệp được thành lập trên dưới, ngang dọc đều mang một sứ mạng là làm sao cho sản lượng đạt cao nhất, năm sau phải cao hơn năm trước. Năng suất cao hơn là nhờ công sức của các viện, trường, nhà khoa học. Dịch bệnh được khống chế là nhờ các cơ quan bảo vệ thực vật, thú y… Rồi mừng công khi địa phương được gia nhập câu lạc bộ 1 triệu tấn, 2 triệu tấn, 3 triệu tấn. Người nông dân rạng rỡ vì trúng mùa.

Nhưng ngày vui rồi cũng qua, trái ngọt đôi khi trở thành quả đắng. Điệp khúc “được mùa mất giá” như một lời nguyền đè nặng một nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Vậy mới có câu chuyện “nông nghiệp giải cứu”, “nông nghiệp từ thiện”. Rồi trên trách dưới, dưới trách trên. Chính quyền thì trách bà con: Nào là tâm lý đám đông, nào là “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”; bà con trách sao Nhà nước không đẩy mạnh tìm kiếm thị trường hay cấm không cho nông sản xứ người xâm nhập vào thị trường của mình. Vậy là, có gì đó lỏng lẻo trong mối liên kết của mô hình “4 nhà” rồi.
Nền kinh tế thị trường, nói cho đơn giản là bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có. Vậy thì, cái thị trường cần là gì? Là số lượng, là chất lượng, là giá cả hợp lý. Mình có thể tự hào là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, thậm chí có ai đó nói đùa mình là “nồi cơm của cả thế giới”. Nhưng người ta đánh giá rằng nông nghiệp xứ mình có hai điểm yếu, thậm chí là điểm liệt chết người, đó là chi phí cao mà chất lượng lại kém. Trong các bản kế hoạch hay tổng kết ngành nông nghiệp, hiếm thấy đánh giá hai điểm yếu này. Chi phí đầu vào cao thì làm sao cạnh tranh được khi thiên hạ bằng cách tiết kiệm từng loại vật tư đầu vào, ứng dụng quy trình canh tác ít sử dụng nhân công, sản xuất rẻ hơn chúng ta. Chất lượng kém thì làm sao người tiêu dùng chấp nhận, trong khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang là nỗi lo canh cánh trong mỗi bữa ăn của từng người và sự bất an của toàn xã hội.
Như vậy, nếu quan niệm nông nghiệp chỉ là một ngành sản xuất, chỉ đánh giá sự phát triển thông qua năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thì không thể thoát ra tình cảnh giải cứu như trong thời gian qua. Ở nhiều quốc gia khác, người ta định vị ngành nông nghiệp là cơ sở của công nghiệp chế biến và thương mại. Khi và chỉ khi làm tốt hai lĩnh vực chế biến và tổ chức hệ thống tiếp thị, phân phối thì mới thoát ra khỏi cái bẫy đang lùng nhùng như hiện nay.
Với tư duy nông nghiệp như là một ngành sản xuất thì vai trò khuyến nông trong thời gian qua có nhiều đóng góp. Nhưng nếu chuyển sang tư duy nông nghiệp như một ngành kinh tế thì cũng phải định vị lại vai trò khuyến nông. Khuyến nông không chỉ dừng lại ở chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, trình diễn các mô hình, mà phải tăng cường thông tin thị trường, hướng dẫn người sản xuất cách thức bảo quản sau thu hoạch và sơ chế, chế biến nông sản, biết cách tiếp thị để đưa sản phẩm ra thị trường. Đó chính là giải pháp khắc phục tình trạng dư thừa lúc chính vụ dẫn đến câu chuyện giải cứu như thời gian qua.
Khi chuyển động từ một nền sản xuất sang một nền kinh tế, mà lại kinh tế thị trường thì không thể không định vị lại và nhận thức đúng đắn vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Thông tin thị trường gần nhất chính là cộng đồng doanh nghiệp. Sự năng động, nhanh nhạy thích ứng với sự thay đổi của thị trường thường khởi nguồn từ doanh nghiệp. Nếu tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển từ một nền sản xuất sang một nền kinh tế, mà chỉ quanh quẩn trong bộ máy nhà nước, tư duy của người nhà nước, không có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp thì rất khó thành công.

LÊ MINH HOAN/sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 300


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 864577

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64850521