11:56 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cơ hội đưa nông sản Việt vào chuỗi cung ứng thị trường Hàn Quốc

Thứ sáu - 29/09/2017 11:42
Chất lượng đồng đều, ổn định; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã bắt mắt… chính là “chìa khoá” để các nông sản Việt xâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Hàn Quốc.
Chương trình “Xúc tiến thương mại – đưa nông sản Việt Nam vào chuỗi cung ứng Hàn Quốc” do Vụ thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tổ chức đã diễn ra sáng nay (29/9) tại TP Hồ Chí Minh, với sự tham gia của khoảng 150 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản.
 
Mục tiêu của chương trình nhằm tiếp tục giới thiệu về thị trường Hàn Quốc và đồng thời chỉ ra những thách thức, cơ hội cho nông sản Việt Nam tiến gần hơn với thị trường này. Bởi trong những năm gần đây, mặc dù Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của Hàn Quốc nhưng trên thực tế nhiều người tiêu dùng Hàn Quốc chưa biết đến các thương hiệu nông sản, thực phẩm của Việt Nam.
 
Ông Lê An Hải, Vụ phó Vụ thị trường châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã tăng trưởng đáng kể trong hơn hai thập kỷ qua. Theo đó, thương mại hai chiều đã tăng gần 87 lần, từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên 43,4 tỷ USD năm 2016.

Ông Lê An Hải, Vụ phó Vụ thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội nghị xúc tiến.

Trong đó, hàng nông lâm thuỷ sản là những nhóm hàng được hưởng ưu đãi thuế suất từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA, có hiệu lực từ tháng 12/2015) của Việt Nam đã có sự tăng trưởng cao. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2017, hàng thủy sản tăng gần 28%, đạt hơn 328 triệu USD, rau quả tăng 12%, đạt gần 50 triệu USD. 
 
Tuy nhiên, con số nói trên chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nhu cầu nhập khẩu hàng nông lâm thuỷ sản của Hàn Quốc (mỗi năm, Hàn Quốc nhập khẩu khoảng 33 tỷ USD các sản phẩm nông lâm thuỷ sản); đồng thời nhiều ý kiến cho rằng, con số xuất khẩu nói trên cũng còn khiếm tốn so với thế mạnh về lĩnh vực nông sản, thực phẩm của Việt Nam.

Doanh nghiệp sản xuất chế biến sản phẩm nông sản Việt Nam đang nỗ lực để tiến sâu vào thị trường Hàn Quốc.

Tại hội nghị xúc tiến thương mại, ông Yoon Byung Soo, Giám đốc chiến lược sản phẩm Công ty cổ phần Lotte Mart Việt Nam, cho rằng Việt Nam là nước nhiệt đới có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất và phát triển ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay xuất khẩu nông sản vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển đó.
 
Theo ông Yoon Byung Soo, một trong những nguyên nhân chính khiến xuất khẩu nông sản Việt sang thị trường Hàn Quốc chưa nhiều, đó là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ thông tin về thị trường cũng như các đối tác nhập khẩu. Do vậy, để tháo gỡ khó khăn này, các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp với Thương vụ tại Hàn Quốc tìm hiểu thông tin thị trường, những đối tác có thể nhập khẩu để công bố cho doanh nghiệp được biết. Thông qua các đối tác này, doanh nghiệp mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu nông sản một cách bền vững hơn.
 
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đầu tư hơn các chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm có uy tín trên thế giới và duy trì chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình giao dịch. Đồng thời, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến việc cải tiến thiết kế mẫu mã bao bì mang tính chuyên nghiệp, hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
 
Giải pháp cho vấn đề này, ông Phạm Công Chính, chủ nhân thương hiệu rau sạch “8 Khoẻ”, kiến nghị nhà nước phải quản lý chặt việc truy xuất được nguồn gốc, quản lý được từ khi còn cây con cho đến khi thu hoạch; đồng thời phải xây dựng được hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, không để xảy ra tình trạng một số đơn vị làm ăn gian dối, copy chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp khác làm mất uy tín nông sản của nước nhà.

Thị trường Hàn Quốc vẫn đang là tiềm năng lớn đối với ngành nông thuỷ sản Việt Nam.

“Một vấn đề quan trọng khác cần phải hướng dẫn nông dân tuân thủ qui trình sản xuất đảm bảo điều kiện của nước mình xuất khẩu. Từ đó mới có sản phẩm có chất lượng đồng nhất, ổn định. Tôi thấy khó khăn đầu tiên chính là các khoản vay cho nông nghiệp rất là cao, thủ tục khó khăn. Vấn đề này tháo gỡ để hỗ trợ cho nông dân được tối đa thì họ mới làm tốt được”, ông Chính nói.
 
Thay mặt cho Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, ông Lê An Hải cũng cam kết với các doanh nghiệp sẽ triển khai nghiêm túc, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác tối đa cam kết để phát triển xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.
 
Anh Đức
Nguồn: baotintuc.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 96

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 95


Hôm nayHôm nay : 49893

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1162935

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72845644