14:33 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Có quận “dốc sức", đường về nông thôn mới của huyện không xa

Thứ ba - 20/11/2018 17:50
Từ năm 2016 đến nay, 12 quận nội thành của thủ đô Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các huyện, thị xã trên địa bàn xây dựng nông thôn mới (NTM) với tổng kinh phí là 379,9 tỷ đồng.

Hỗ trợ hàng trăm tỷ cho các huyện

Thực hiện chủ trương huy động nguồn lực phục vụ xây dựng NTM của TP.Hà Nội, những năm qua, các quận đã tích cực hỗ trợ các huyện, thị xã về nguồn lực, trong đó, Thanh Xuân là một trong những đơn vị đi đầu. Nguồn lực từ quận đã hỗ trợ tích cực các huyện trong đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.

 có quan “doc suc', duòng ve nong thon mói của huyẹn khong xa hinh anh 1

Trường Mầm non Đông Hội (huyện Đông Anh, Hà Nội) được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Ảnh: Hải Đăng

Mới đây nhất là công trình Trường Mầm non Thanh Văn (xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai) được quận Thanh Xuân hỗ trợ, đầu tư xây mới với kinh phí 36 tỷ đồng. Với quy mô phòng học, cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc gia, trường có 14 phòng học tiêu chuẩn cùng đầy đủ công trình phụ, kho chứa đồ được ngăn riêng trong từng lớp học; 2 phòng chức năng; khu bếp ăn... đảm bảo phục vụ nhu cầu học tập của 500 học sinh tại địa phương này.

Chuyển từ ngôi trường cũ chật chội, xuống cấp về cơ sở mới khang trang, hiện đại, bà Hồng Hạnh - Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Văn chia sẻ: “Trước đây, ở trường cũ, diện tích lớp học chỉ 35m2 nhưng có hơn 60 cháu/lớp. Do lớp đông, trường xuống cấp, nhiều gia đình không cho con đến trường. Dù nhà trường tiếp nhận trẻ từ 2 tuổi nhưng nhiều cháu 4 - 5 tuổi mới đi học”.

Ông Nguyễn Huy Oánh - Chủ tịch UBND xã Thanh Văn cho hay, trong những năm qua, Thanh Văn đã đổi thay rất nhiều, nhất là về giáo dục. Ngoài Trường Mầm non Thanh Văn được xây mới, các trường tiểu học, THCS của xã cũng đã và đang được thành phố đầu tư, xây dựng khang trang. Cả 3 khối trường học của xã đều được nâng cấp đạt trường chuẩn quốc gia.

Từ năm 2015 đến nay, quận Thanh Xuân đã hỗ trợ 4 huyện xây dựng NTM, trong đó hỗ trợ huyện Ba Vì gần 78,7 tỷ đồng; huyện Quốc Oai gần 5 tỷ đồng; huyện Thanh Oai 36 tỷ đồng; huyện Đông Anh 40 tỷ đồng. Trong năm 2018, dự kiến quận Thanh Xuân hỗ trợ huyện Sóc Sơn 40 tỷ đồng...

Ông Nguyễn Xuân Lưu - Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết: “Khi khu vực nông thôn được quan tâm phát triển, đời sống của người dân cũng sẽ được nâng cao. Xuất phát từ yêu cầu đó, cùng với việc thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy, quận Thanh Xuân xác định góp sức xây dựng NTM vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm của nhân dân quận Thanh Xuân với nhân dân các huyện”.

Chung tay tích cực, hiệu quả

Theo Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”, tính đến nay, Hà Nội đã có 4 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM là Đan Phượng, Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức. Dự kiến sẽ có thêm 4 huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2018 là Gia Lâm, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ.

Cũng theo Ban chỉ đạo Chương trình 02, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình 02 từ đầu năm 2016 đến nay là hơn 26.804 tỷ đồng, tăng hơn 9.693 tỷ đồng so với năm 2017.

TP.Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả khả quan, qua đó giữ vững vị thế dẫn đầu cả nước trong xây dựng NTM. Đây là kết quả của sự vào cuộc, hỗ trợ tích cực kịp thời từ các quận nội thành cho các huyện ngoại thành.

Thống kê cho thấy, từ năm 2016 đến nay, 12 quận nội thành đã hỗ trợ các huyện xây dựng NTM với tổng kinh phí là 379,9 tỷ đồng, tăng 145,9 tỷ đồng so với cuối năm 2017. Trong đó, dẫn đầu là quận Thanh Xuân hỗ trợ 4 huyện với tổng kinh phí 181 tỷ đồng, tiếp đến là quận Ba Đình (35 tỷ đồng), Nam Từ Liêm (31,8 tỷ đồng)...

Để Hà Nội tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu cả nước trong xây dựng NTM, bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng, nhiệm vụ đột phá từ nay đến năm 2020 là phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông thôn.

Bà Hằng lưu ý, các quận nội thành tiếp tục quan tâm, hỗ trợ kinh phí xây dựng NTM cho các huyện, thị xã. Đồng thời, các huyện, thị xã chỉ đạo các xã đăng ký đạt chuẩn NTM giai đoạn 2018 - 2020 tập trung xây dựng, hoàn thiện những tiêu chí chưa đạt, phấn đấu hết năm 2020, Hà Nội có 12/18 huyện, thị xã và 95% tổng số xã hoàn thành xây dựng NTM.

Theo Hải Đăng/Báo Dân Việt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 324274

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73371245