09:13 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Có xã đào tạo 600 người làm nghề hoạn lợn!“

Thứ năm - 23/03/2017 05:57
VOV.VN -Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Dạy nghề cho lao động nông thôn vẫn tồn tại câu nói cửa miệng là “gặp gì đào tạo nấy”, “đánh trống ghi tên” để lấy tiền.

Sáng nay (23/3), tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và xã hội (LĐTB&XH) tổ chức Hội nghị toàn quốc về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Đề án 1956), đến nay đã có trên 5 triệu lao động nông thôn được học nghề, trong đó gần 3,5 triệu lao động nông thôn được đào tạo, hỗ trợ (40% lao động nông thôn học nghề nông nghiệp, gần 60% học nghề phi nông nghiệp).

Nhận thức của người dân về học nghề có sự chuyển biến căn bản, từ chỗ tham gia học nghề với mục tiêu nhận hỗ trợ tiền ăn, tiền học chuyển sang học để nắm vững khoa học kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, để có kiến thức, kỹ năng tìm việc làm và nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

co tinh trang danh trong ghi ten lay tien trong day nghe cho lao dong nong thon hinh 1
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung (giữa) chủ trì hội nghị

 

Kết quả trên đã góp phần nâng tỷ lệ qua đào tạo từ 28%, có bằng cấp chứng chỉ đạt 11,4%, ở khu vực nông thôn là 8,4% năm 2009 nay đã lên 53%, có văn bằng chứng chỉ là 22%; riêng khu vực nông thôn là 15,5% vào năm 2016. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ 51,5% làm nông nghiệp năm 2009 xuống còn 44,5% vào năm 2015.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, giai đoạn 2016-2020, mục tiêu đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (trong đó 1,4 triệu người học nghề nông nghiệp; 4,1 triệu người học nghề phi nông nghiệp). Việc hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho khoảng 3,84 triệu người và yêu cầu là nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. 

Nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ lớn, đòi hỏi trách nhiệm cao, xác định đến năm 2020, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 65 – 70%, trong đó có chứng chỉ đạt 25%; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 40%; năng suất lao động bình quân tăng khoảng 5% năm. Đây là những chỉ tiêu rất lớn.

Theo ông Đào Ngọc Dung, hiện việc dạy nghề cho lao động nông thôn vẫn tồn tại câu nói cửa miệng là “gặp gì đào tạo nấy”, “đánh trống ghi tên để lấy tiền”.

“Trong kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khi thảo luận vấn đề này, nhiều đại biểu nói như vậy. Thậm chí có ý kiến nói bây giờ mục tiêu của Đề án 1956 đặt ra rất lớn, nhưng tổ chức thực hiện còn nhiều chuyện. Có đồng chí nói là có những xã đào tạo tập trung khoảng 600 người chuyên nghề hoạn lợn. Tôi bảo là nếu là đào tạo nghề thật, đi làm việc thật thì còn được, nhưng nếu chỉ là đánh trống ghi tên, một xã mà 600 người làm nghề hoạn lợn thì sao? Mục tiêu ghi vậy là để chi tiền. Có hay không chuyện đó? Là cá biệt hay phổ biến?” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung dẫn chứng.

Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Vẫn còn nhiều cán bộ 2 Sở LĐTB&XH và NN&PTNT còn lúng túng về phân vai trong dạy nghề cho lao động nông thôn. Bây giờ tôi nói rõ là việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là phân công trách nhiệm cho Bộ NNN&PTNT, còn khu vực phi chính thức thì trách nhiệm chính là của Bộ LĐTB&XH và tổng hợp chung là của Bộ LĐTB&XH”./.

Lại Thìn/VOV.VN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 128

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 127


Hôm nayHôm nay : 29909

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 257498

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73304469