Trong thời gian vài năm gần đây, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế nước ta, trong đó có kinh tế nông nghiệp đã được đặt ra như một chủ trương lớn của toàn dân tộc. Tất nhiên, nguyên nhân chung dẫn đến yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế cũng đã được chỉ ra ở nhiều tài liệu nghiên cứu, ví dụ như Báo cáo Vietnam 2035 do Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu và công bố chẳng hạn. Nhiều ý kiến tâm huyết đã chỉ ra 2 nguyên nhân chính là thể chế và mô hình tăng trưởng thiếu phù hợp, cần phải cải cách thể chế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Chi tiết hơn còn có nhiều nguyên nhân chủ yếu nữa bao gồm sử dụng các nguồn lực không hợp lý, chất lượng thấp, năng suất thấp, sức cạnh tranh yếu. Những nguyên nhân này đã được chỉ ra rất cụ thể, rõ ràng trong Nghị quyết số 05-NQ/TƯ của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa qua về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Quốc hội đã thảo luận về tái cấu trúc nền kinh tế với con số kinh phí cần thiết do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lên tới khoảng 10 triệu tỷ đồng để tái cấu trúc nhiều khu vực quan trọng như ngân hàng thương mại, doanh nghiệp nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, v.v.
Chúng ta cùng nhau nhớ lại lịch sử khi bắt đầu ĐỔI MỚI, lúc đó 3 Chương trình kinh tế lớn được đặt ra bao gồm Chương trình lương thực, Chương trình hàng hóa tiêu dùng và Chương trình hàng hóa xuất khẩu. Đối với Chương trình lương thực, chẳng cần đến một đồng nào mà chỉ cần “cởi bỏ rào cản” về chính sách đất nông nghiệp là đã đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước trong nhóm 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đó là việc thay thế mô hình sản xuất nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất hợp tác xã bằng mô hình dựa trên quan hệ sản xuất hộ gia đình, đất đai nông nghiệp của các hợp tác xã nông nghiệp được giao cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài. Rào cản về tính ưu việt hơn của quan hệ sản xuất hợp tác xã đã được vượt qua.
Thực tế của giai đoạn trước 1986, ở phần lớn các địa phương, sản lượng do người nông dân tự cấy trồng trên đất 5% được hợp tác xã giao còn cao hơn tổng sản lượng hợp tác xã làm chung trên 95% đất do hợp tác xã nắm giữ. Tình cảnh đó chính là cơ sở để đưa ra quyết định muốn tăng sản lượng thì cứ giao tất cả đất sản xuất cho hộ gia đình cấy trồng. Chân lý nói chung rất giản dị, nó hiển hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, chỉ có điều người quản lý phải nhận thức đúng được thực chất mới có thể đưa ra các chính sách phù hợp.
Thành công của đổi mới chính sách đất nông nghiệp như vậy đã là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Nhiều học giả đã đi tới kết luận rằng quan hệ sản xuất hợp tác xã bậc cao trên quy mô toàn xã là không phù hợp tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất hiện tại, nhất là sau chiến tranh giải phóng hoàn toàn đất nước. Kết luận như vậy là đúng nhưng chưa đủ chi tiết. Bản thân mô hình quan hệ sản xuất hợp tác xã không hề có lỗi, mô hình này đã đưa Việt Nam lên đỉnh cao về kinh tế nông nghiệp tại khu vực Đông Nam Á vào năm 1961. Nguyên nhân cốt lõi ở đây phải chăng là trình độ quản lý trong quan hệ sản xuất hợp tác xã chưa phù hợp với yêu cầu phòng chống tham nhũng tài sản công - Một vấn đề đang diễn ra nghiêm trọng trong đời sống kinh tế xã hội nước ta hiện nay?.
Đối với kinh tế nông nghiệp hiện nay, năm vừa qua đã xuất hiện hiện tượng tăng trưởng âm. Nông nghiệp đang chịu áp lực từ 2 phía: thứ nhất là áp lực từ manh mún đất đai, sản xuất nhỏ, thiếu chuyên nghiệp, năng suất thấp, chất lượng thấp, không tạo được giá trị gia tăng trên nông sản và người nông dân vẫn rất cô đơn trên mảnh đất của mình; thứ hai là áp lực từ tình trạng biến đổi khí hậu đang gây nên những bất thường trong sản xuất như bão lụt, hạn hán, chế độ mưa bất thường, thiếu nước canh tác, v.v. Trong kỳ họp vừa qua, Quốc hội cũng đã thảo luận riêng về chuyên đề tái cấu trúc kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trong nhiều giải pháp đưa ra, một số giải pháp đã tập trung kiến nghị vào đổi mới chính sách đất đai nông nghiệp hướng tới nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tạo năng suất cao trên cơ sở áp dụng nông nghiệp công nghệ cao và mô hình quan hệ sản xuất nào là phù hợp cho người nông dân hiện tại như hợp tác xã, hay liên kết nông dân - doanh nghiệp, hay tích tụ đất đai theo cơ chế thị trường.
Để có một quyết sách mới cho phát triển nông nghiệp, kể cả đưa ra chính sách đất đai phù hợp, chính sách tạo lập quan hệ sản xuất mới, điều cần quan tâm đầu tiên là chính sách nào sẽ tạo nên động lực cho phát triển. Một chính sách tạo được động lực phải dựa trên nguyên tắc chia sẻ lợi ích từ phát triển. Chia sẻ lợi ích được hiểu bao gồm lợi ích của đất nước (tức là của toàn dân), lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương và lợi ích của các bên tham gia vào quá trình sản xuất. Ví dụ như trong mô hình quan hệ sản xuất liên kết nông dân - doanh nghiệp, người nông dân luôn quan tâm tới họ bỏ ra chi phí bao nhiêu và được hưởng lợi bao nhiêu, có công bằng không với chi phí bỏ ra của doanh nghiệp và lợi ích doanh nghiệp được hưởng. Và tất nhiên, tổ chức, triển khai, thực hiện các chính sách ấy phải gắn chặt với công tác quản lý, phòng chống tham nhũng hiệu quả.
Như vậy, vấn đề chủ yếu của tái cấu trúc kinh tế nông nghiệp là đưa ra được các chính sách đất đai đổi mới để sao cho tạo được động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp, động lực phải được hình thành trên cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp mà trong đó lợi ích của người nông dân (bên yếu thế) phải được bảo đảm. Từ động lực đó, có thể đưa ra các cơ chế cụ thể để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản với giá trị gia tăng cao./.
(Còn nữa)
Quốc hội đã thảo luận về tái cấu trúc nền kinh tế với con số kinh phí cần thiết do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lên tới khoảng 10 triệu tỷ đồng để tái cấu trúc nhiều khu vực quan trọng như ngân hàng thương mại, doanh nghiệp nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, v.v.
Chúng ta cùng nhau nhớ lại lịch sử khi bắt đầu ĐỔI MỚI, lúc đó 3 Chương trình kinh tế lớn được đặt ra bao gồm Chương trình lương thực, Chương trình hàng hóa tiêu dùng và Chương trình hàng hóa xuất khẩu. Đối với Chương trình lương thực, chẳng cần đến một đồng nào mà chỉ cần “cởi bỏ rào cản” về chính sách đất nông nghiệp là đã đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước trong nhóm 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đó là việc thay thế mô hình sản xuất nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất hợp tác xã bằng mô hình dựa trên quan hệ sản xuất hộ gia đình, đất đai nông nghiệp của các hợp tác xã nông nghiệp được giao cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài. Rào cản về tính ưu việt hơn của quan hệ sản xuất hợp tác xã đã được vượt qua.
Thực tế của giai đoạn trước 1986, ở phần lớn các địa phương, sản lượng do người nông dân tự cấy trồng trên đất 5% được hợp tác xã giao còn cao hơn tổng sản lượng hợp tác xã làm chung trên 95% đất do hợp tác xã nắm giữ. Tình cảnh đó chính là cơ sở để đưa ra quyết định muốn tăng sản lượng thì cứ giao tất cả đất sản xuất cho hộ gia đình cấy trồng. Chân lý nói chung rất giản dị, nó hiển hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, chỉ có điều người quản lý phải nhận thức đúng được thực chất mới có thể đưa ra các chính sách phù hợp.
Thành công của đổi mới chính sách đất nông nghiệp như vậy đã là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Nhiều học giả đã đi tới kết luận rằng quan hệ sản xuất hợp tác xã bậc cao trên quy mô toàn xã là không phù hợp tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất hiện tại, nhất là sau chiến tranh giải phóng hoàn toàn đất nước. Kết luận như vậy là đúng nhưng chưa đủ chi tiết. Bản thân mô hình quan hệ sản xuất hợp tác xã không hề có lỗi, mô hình này đã đưa Việt Nam lên đỉnh cao về kinh tế nông nghiệp tại khu vực Đông Nam Á vào năm 1961. Nguyên nhân cốt lõi ở đây phải chăng là trình độ quản lý trong quan hệ sản xuất hợp tác xã chưa phù hợp với yêu cầu phòng chống tham nhũng tài sản công - Một vấn đề đang diễn ra nghiêm trọng trong đời sống kinh tế xã hội nước ta hiện nay?.
Đối với kinh tế nông nghiệp hiện nay, năm vừa qua đã xuất hiện hiện tượng tăng trưởng âm. Nông nghiệp đang chịu áp lực từ 2 phía: thứ nhất là áp lực từ manh mún đất đai, sản xuất nhỏ, thiếu chuyên nghiệp, năng suất thấp, chất lượng thấp, không tạo được giá trị gia tăng trên nông sản và người nông dân vẫn rất cô đơn trên mảnh đất của mình; thứ hai là áp lực từ tình trạng biến đổi khí hậu đang gây nên những bất thường trong sản xuất như bão lụt, hạn hán, chế độ mưa bất thường, thiếu nước canh tác, v.v. Trong kỳ họp vừa qua, Quốc hội cũng đã thảo luận riêng về chuyên đề tái cấu trúc kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trong nhiều giải pháp đưa ra, một số giải pháp đã tập trung kiến nghị vào đổi mới chính sách đất đai nông nghiệp hướng tới nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tạo năng suất cao trên cơ sở áp dụng nông nghiệp công nghệ cao và mô hình quan hệ sản xuất nào là phù hợp cho người nông dân hiện tại như hợp tác xã, hay liên kết nông dân - doanh nghiệp, hay tích tụ đất đai theo cơ chế thị trường.
Để có một quyết sách mới cho phát triển nông nghiệp, kể cả đưa ra chính sách đất đai phù hợp, chính sách tạo lập quan hệ sản xuất mới, điều cần quan tâm đầu tiên là chính sách nào sẽ tạo nên động lực cho phát triển. Một chính sách tạo được động lực phải dựa trên nguyên tắc chia sẻ lợi ích từ phát triển. Chia sẻ lợi ích được hiểu bao gồm lợi ích của đất nước (tức là của toàn dân), lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương và lợi ích của các bên tham gia vào quá trình sản xuất. Ví dụ như trong mô hình quan hệ sản xuất liên kết nông dân - doanh nghiệp, người nông dân luôn quan tâm tới họ bỏ ra chi phí bao nhiêu và được hưởng lợi bao nhiêu, có công bằng không với chi phí bỏ ra của doanh nghiệp và lợi ích doanh nghiệp được hưởng. Và tất nhiên, tổ chức, triển khai, thực hiện các chính sách ấy phải gắn chặt với công tác quản lý, phòng chống tham nhũng hiệu quả.
Như vậy, vấn đề chủ yếu của tái cấu trúc kinh tế nông nghiệp là đưa ra được các chính sách đất đai đổi mới để sao cho tạo được động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp, động lực phải được hình thành trên cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp mà trong đó lợi ích của người nông dân (bên yếu thế) phải được bảo đảm. Từ động lực đó, có thể đưa ra các cơ chế cụ thể để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản với giá trị gia tăng cao./.
(Còn nữa)
http://dangcongsan.vn/