02:32 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công nghệ cao và đòn bẩy đào tạo

Thứ sáu - 26/01/2018 06:28
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, để đẩy mạnh ứng dụng KHCN, phải tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng để người dân hiểu và áp dụng được các công nghệ cao vào sản xuất.
Ông Trần Thanh Nam

Ông Trần Thanh Nam

Xin ông cho biết, đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao trong khu vực HTX nông nghiệp đang ở mức nào?

Hiện nay, theo chúng tôi nắm có khoảng 193 HTX nông nghiệp đang áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp, dưới 1% trên tổng số HTX của cả nước.

Ở đây, trước hết chúng tôi muốn khẳng định việc HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hoàn toàn hợp lý và cũng không nên quan niệm ứng dụng công nghệ cao là phải nhà kính, nhà lưới hiện đại, rồi công nghiệp hiện đại mới là công nghệ cao. Tất cả rất là đơn giản, chỉ cần ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp cũng là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao rồi.

Chúng tôi muốn làm rõ ý này để thúc đẩy các HTX đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để làm sao tăng năng suất, giá trị sản phẩm và chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và cũng là đáp ứng yêu cầu của xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng giao Bộ NN&PTNT xây dựng một đề án về HTX ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Sau khi trình Chính phủ, chúng tôi sẽ triển khai rộng khắp trên cả nước với mong muốn đẩy mạnh để nhiều HTX có thể ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để tăng năng suất, giá trị của sản phẩm.

Vậy theo ông, có những vướng mắc gì khiến HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa đạt 1%?

Có nhiều vướng mắc, trước hết là nhận thức của HTX nghĩ rằng nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi rất hiện đại, rồi nguồn kinh phí rất lớn nên nhiều HTX rất e ngại. Có khi HTX tôi đến có ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào trong sản xuất rồi nhưng họ lại không biết rằng mình đã ứng dụng rồi. Đó là vấn đề cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức.

Thứ hai là vấn đề công nghệ ứng dụng công nghệ cao ở đâu. Vấn đề này có một phần trách nhiệm của Bộ NN&PTNT. Vì vậy sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục phải tăng cường trong chỉ đạo, nhất là việc yêu cầu các đơn vị khuyến nông, rồi các đơn vị chủ lực như Cục Trồng trọt, Vụ KHCN và môi trường… phải tăng cường hướng dẫn cho nông dân.

Thời gian qua, các đơn vị này cũng đã tăng cường hướng dẫn để nông dân chuyển đổi sản xuất trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp thì tiếp tục phải đẩy mạnh hơn nữa để người dân nhận thức được và hiểu được nông nghiệp công nghệ cao là ở đâu và có thể ứng dụng được.

Vấn đề thứ ba là kinh phí, vốn tín dụng. Bộ sẽ phối hợp với ngành Ngân hàng xây dựng cơ chế chính sách cụ thể hơn để trình Chính phủ hỗ trợ các HTX nhất là các HTX có quy mô lớn có thể ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất.

Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi cá tầm và cá hồi giúp HTX nâng cao năng suất, giảm chi phí

Thưa ông, năng suất lao động trong nông nghiệp hiện đang thấp, vậy bộ có giải pháp gì để cải thiện năng suất lao động trong ngành trong thời gian tới ?

Tôi nghĩ có nhiều giải pháp để nâng cao, thúc đẩy năng suất lao động của nông dân, trong đó có vấn đề đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào trong sản xuất nông nghiệp thì nó sẽ làm tăng năng suất, giảm chi phí và tăng giá trị sản phẩm cho người nông dân. Đó là yếu tố chính. Còn vấn đề thứ hai là phải tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng để người dân hiểu, áp dụng được các công nghệ cao vào sản xuất để giảm chi phí.

Thứ ba, tôi nghĩ cũng tác động lớn đó là tạo ra các chuỗi liên kết sản xuất để vừa đảm bảo giảm chi phí, nhưng chính cái đó sẽ thúc đẩy năng suất lao động lên cao hơn.

Điều đáng mừng là hiện nay, đã có những địa phương thay vì chạy theo số lượng, sản lượng thì họ đã biết xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng để  khu vực nông nghiệp tạo ra giá trị cao hơn.

Tôi nghĩ đây là hướng đi đúng đắn, việc xây dựng thương hiệu, truy suất nguồn gốc cũng là biện pháp nhằm tăng năng suất lao động. Bởi chính những việc này sẽ quảng bá, tăng giá trị sản phẩm lên cao. Như vậy, đơn giản khi sản xuất sản phẩm có thương hiệu, có giá trị của nó thì nó góp phần tăng năng suất, qua đó đẩy mạnh tăng năng suất lao động.

Tôi đã đi thăm mô hình nuôi cá hồi, cá tầm ở Lào Cai, Giám đốc HTX có nói với chúng tôi quy trình này có ứng dụng công nghệ của một số nước, kể cả thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, để giảm chi phí và có hiệu quả cao hơn thì ông phải tính toán, kể cả công tác chế biến, gắn vào chế biến - chính chế biến  và công nghệ cao sẽ làm giảm chi phí, làm tăng năng suất, giá trị sản phẩm.

Xin cảm ơn ông!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233


Hôm nayHôm nay : 35719

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1653827

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63736049