07:12 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công ty nông nghiệp dồn dập chào bán vốn

Chủ nhật - 19/02/2017 10:10
Hàng loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đang lên kế hoạch chào bán vốn nhà nước, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược.
Tập đoàn Cao su Việt Nam

Tập đoàn Cao su Việt Nam

Đồng loạt IPO, cổ phần hóa

Ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) cho hay, theo kế hoạch đề ra, quý III/2017, VRG sẽ tiến hành cổ phần hóa. “VRG đã xác định xong giá trị doanh nghiệp, nếu không có gì thay đổi, ngay trong quý II/2017 sẽ có phương án và chính thức tiến hành cổ phần hóa”, ông Thuận nói.

Không chỉ cổ phần hóa công ty mẹ, năm 2017, VRG cũng lên kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn một loạt công ty con, trong đó có cả các dự án đầu tư cao su tại Lào và Campuchia để thu hồi vốn, đồng thời đa dạng hóa vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này.

Ngoài VRG, trong năm nay, một loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ IPO. Ông Phạm Quang Hiển, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) cho biết, theo kế hoạch đề ra, trong quý II/2017, Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) sẽ phải hoàn thành việc bán vốn nhà nước, tổ chức IPO lần đầu để chuyển sang mô hình công ty cổ phần.

Bên cạnh hoàn thành cổ phần hóa các doanh nghiệp đang tiến hành dang dở, năm 2017, Bộ NN&PTNT cũng sẽ hoàn thành xác định giá trị một số doanh nghiệp để cổ phần hóa, cụ thể là Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) và có thể cả Công ty TNHH MTV Thủy sản Hạ Long.

Được biết, năm 2016, Bộ NN&PTNT đã hoàn thành chuyển 12 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sang công ty cổ phần. Tuy nhiên, vẫn còn 6 doanh nghiệp chưa hoàn thành quyết toán vốn nhà nước lần 2 để bàn giao sang công ty cổ phần, bao gồm: Tổng công ty Rau quả nông sản, Tổng công ty Chè Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH nhà nước MTV Tư vấn và Đầu tư phát triển rau hoa quả, Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ thủy lợi, Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương Vetvaco.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn khẳng định, thời gian tới, Bộ sẽ kiên quyết xử lý những đơn vị này để sớm đưa các doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. “Những cán bộ thiếu trách nhiệm, khiến quá trình cổ phần hóa kéo dài sẽ bị kiên quyết xử lý”, ông Tuấn nói.

Cũng theo ông Tuấn, hầu hết doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều phát triển tốt, doanh thu tăng gần 20 lần, lợi nhuận tăng 9,72 lần, nộp ngân sách tăng gần 5 lần. Vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này được bảo toàn và tăng trưởng tốt thông qua chi cổ tức tại các công ty cổ phần với mức phổ biến 12-19%/năm.

Mở ưu đãi để gọi nhà đầu tư chiến lược

Nếu tính cả các công ty con, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp IPO và cổ phần hóa năm 2017 không hề nhỏ, lên tới hàng chục đơn vị, đồng nghĩa với số lượng vốn chào bán rất lớn. Câu hỏi đặt ra là, tìm đâu ra khách hàng cho lượng vốn chào bán này?

Ông Trần Ngọc Thuận thừa nhận: “Khó khăn lớn nhất của VRG khi IPO là Tập đoàn có vốn lớn, do đó việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược không dễ dàng. Chúng tôi đang đề nghị Bộ NN&PTNT trước mắt cho phép bán cổ phần cho cán bộ, nhân viên (3% theo quy định) và tiếp tục tìm kiếm những nhà đầu tư tốt, có năng lực”.

Năm 2017, Bộ NN&PTNT cũng sẽ hoàn thành xác định giá trị một số doanh nghiệp để cổ phần hóa như Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Vinafood 1... 

Không chỉ ở những doanh nghiệp muốn tìm nhà đầu tư chiến lược để cổ phần hóa, mà những doanh nghiệp muốn thoái vốn, việc tìm khách mua cũng không hề dễ dàng, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp trong diện thoái vốn đang lâm vào tình cảnh thua lỗ, nợ nần.

Ông Nguyễn Nam Hải, Tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam cho hay, doanh nghiệp này cần thoái vốn tại 4 đơn vị, số vốn chào bán không lớn (dưới 3 tỷ đồng), song chào bán hai, ba lần vẫn không tìm được khách mua, do các đơn vị này đang rơi vào tình cảnh âm vốn chủ sở hữu, trong khi Tổng công ty lại không dám bán lỗ.

Tương tự, lãnh đạo Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) cũng đang muốn thoái hơn 20% vốn tại CTCP Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (AFX), song chưa thể tiến hành, bởi “bán là lỗ”. Hiện Vinafood 2 đang lên kế hoạch bán vốn tại AFX cho SCIC, sau đó đợi thời điểm giá tốt để thoái vốn. 

Liên quan đến việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp khi cổ phần hóa, ông Hiển khẳng định, chất lượng nhà đầu tư chiến lược là yếu tố quyết định hiệu quả của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Thời gian qua, một số nhà đầu tư lớn đã tìm đến các doanh nghiệp nông nghiệp, giúp hoạt động sau cổ phần hóa của các doanh nghiệp này phát huy được hiệu quả. Tuy vậy, ông Hiển cũng thừa nhận, việc tìm kiếm đối tác chiến lược của các doanh nghiệp nông nghiệp hiện vẫn còn nhiều khó khăn, do lĩnh vực nông nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp, rủi ro cao, trong khi chính sách ưu đãi chưa hấp dẫn.

“Lãnh đạo Bộ đang rất quan tâm đến vấn đề này và đang quyết tâm sửa đổi từng bước để nhanh chóng có chính sách hấp dẫn, thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư vào nông nghiệp”, ông Hiển nói.

Liên quan đến đề xuất thoái vốn lỗ tại một số doanh nghiệp kém hiệu quả, đại diện Bộ NN&PTNT khẳng định, quan điểm của Bộ là bảo toàn vốn nhà nước. Trường hợp đặc biệt sẽ báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ. Cho đến nay, Bộ NN&PTNT chưa chấp nhận trường hợp nào thoái vốn lỗ.

Thùy Liên
http://baodautu.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161


Hôm nayHôm nay : 28623

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 174496

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73221467