Ngày 8/5, tại TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) diễn ra hội nghị đánh giá kết quả 120/NQ ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh và ông Phạm Anh Tuấn phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đồng chủ trì hội nghị.
Quang cảnh hội nghị |
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết, ông Cao Văn Hóa, phó giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết: “Tiền Giang đã chuyển đổi khoảng 8.737 ha đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái, trồng màu chuyên canh, nuôi trồng thủy sản và luân canh màu trên nền đất lúa bình quân mỗi năm trên 10.000 ha”.
Tại các huyện phía Đông, Tiền Giang thực hiện đề án “cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông đến năm 2025”, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, xác đinh mùa vụ, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn. Còn các huyện phía Tây, tỉnh chủ yếu quy hoạch trồng cây ăn quả, các huyện phía Bắc do ảnh hưởng của triều cường, mưa lũ được quy hoạch trồng lúa chất lượng cao.
Sau chuyển đổi trồng cây ăn trái thu nhập của người dân tăng lên rất nhiều so với trồng lúa, đời sống người dân nông thôn được nâng cao. Như vùng trồng sầu riêng phía Tây cây sầu riêng cho thu nhập bình quân 1 tỷ đồng/ha, gấp 18 lần so trồng lúa.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng Trọt cho biết, “trước khi có nghị quyết 120 chúng ta đã nhìn thấy những khó khăn của tình hình khí tượng thủy văn đối với sản xuất trồng trọt của ĐBSCL. Khi Nghị quyết 120 ra đời đã có những định hướng rõ ràng hơn đối với sản xuất”.
Như vùng trồng lúa ven biển thì vấn đề canh tác còn gặp nhiều khó khăn nữa khi thời gian cung cấp nước ngọt trong năm còn lại khoảng 7-8 tháng. Sự chuyển đổi sang các loại cây trồng khác giúp chúng ta chủ động được các nguồn nước ở trong cái mùa khô với lưu lượng nước tưới ít hơn so với cây lúa, như cây thanh long.
Thanh long là một trong những loại cây trồng thích nghi tốt với hạn mặn |
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã đề xuất Bộ NN-PTNT hỗ trợ tỉnh thực hiện các chương trình dự án đã đề xuất trong thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết 120; Bộ ngành Trung ương sớm có hướng dẫn về tiêu chuẩn trái cây xuất khẩu; thống nhất chính sách chung cho toàn vùng ĐBSCL; đề xuất Tiền Giang tham gia dự Phát triển ngành hàng điều hồ tiêu và cây ăn quả; Bộ NN-PTNT hỗ trợ tỉnh kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến cây ăn trái.
Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, Tiền Giang là một trong những tỉnh đẩy mạnh tái cơ cấu nền nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên nền đất kém hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay diện tích trái cây của ĐBSCL khoảng 350.000 ha, chiếm khoảng 35% diện tích, 50% về sản lượng trái cây của cả nước; năng suất cao hơn nhiều so với các vùng khác, đây là một lợi thế.
Bên cạnh đó, ĐBSCL rất đa dạng về chủng loại trái cây, trái cây nhiệt đới có quanh năm. Những năm vừa qua, thực hiện tái cơ câu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu thì các địa phương và bà con nông dân ĐBSCL rất chủ động, rất quyết liệt. Hầu hết diện tích chuyển đổi này này đều cho hiệu quả rất cao hơn nhiều so với trồng lúa. Vì thế chúng Thứ trưởng đánh giá cao từ chuyển dịch cây lúa sang cây ăn trái tại Tiền Giang nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung. Tuy nhiên, thời gian tới việc chuyển đổi này được hiệu quả hơn, Thứ trưởng lưu ý các địa phương cần:
Thứ nhất là, trái cây vẫn còn dư địa và vẫn là lợi thế đối với ĐBSCL. Nhưng chúng ta phải lựa chọn chủng loại trái cây và đặc biệt là quy mô diện tích phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thứ hai, thực hiện tốt quy trình chăm sóc canh tác để sản phẩm làm ra đẹp về mẫu mã, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các địa phương cần phải hỗ trợ cho nông dân hình thành nên các HTX để tạo ra vùng sản xuất lớn áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật để chúng ta có được sản lượng sản phẩm đủ lớn, đồng đều về chất lượng, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ ổn định.
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và cây ăn trái nói riêng. Tập trung chế biến sâu để đa dạng hóa các sản phẩm trái cây và nâng cao giá trị gia tăng của ngành hành trái cây.
Hiện nay, trái cây của chúng ta đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và dư địa xuất khẩu vẫn còn lớn. Tuy nhiên, chúng ta phải đáp ứng được nhu cầu của các nước nhập khẩu mà chúng ta biết được càng ngày các nước nhập khẩu nông sản nói chung và trái cây nói chung đều đưa ra các yêu cầu kỹ thuật càng cao.
Do đó, bà con nông dân phải áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến để đáp ứng được hàng rào kỹ thuật của các nước. Đồng thời chúng ta phải đóng gói, bao bì, truy xuất nguồn gốc phải tốt hơn nữa. Muốn xuất khẩu được nhiều hơn chúng ta chế biến để đa dạng các sản phẩm, nâng chủng loại và chủng loại.
“Nghị quyết 120 của Chính Phủ có nhiều giải pháp khác nhau, tùy từng vùng từng địa phương mà chúng ta áp dụng một cách hiệu quả, đồng bộ các giải pháp. Như giải pháp chuyển đổi đất kém hiệu quả trên trồng cây ăn trái cũng là một giải pháp. Tuy nhiên, nuôi thủy sản như tôm, cá da trơn cũng là một trong những thế mạnh của ĐBSCL. Câu chuyện của chúng ta là làm sao đa dạng các sản phẩm phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng’, Thứ trưởng cho biết.
Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh dẫn đầu đã đến tham quan mô hình sản xuất thanh long thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Gò Công Đông. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn