14:26 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

ĐBSCL: Hợp tác xã, chủ trang trại "đói" vốn

Thứ bảy - 01/08/2015 01:36
Những năm gần đây, dù có đến 16 chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được ra đời. Thế nhưng, đến nay những chính sách trên vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các hợp tác xã (HTX), các chủ trang trại, nhà nông ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Vay vốn khó hơn lên trời

Nhiều HTX, trang trại đứng ra bao tiêu sản phẩm của bà con nông dân phải đứng trước tình thế thiếu hụt vốn, không đáp ứng được nhu cầu thu mua, đó là thực trạng đang diễn ra ở các tỉnh ĐBSCL. Đơn cử như HTX Hành tím Vĩnh Châu (huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Cứ vào mỗi đợt thu hoạch, HTX cần phải mua vài trăm tấn hành của nông dân nhưng vì thiếu vốn nên không đáp ứng được yêu cầu. Để có thể hoạt động trong thời gian dài, HTX này phải tự lực xoay sở nguồn vốn từ nhiều nguồn khác. Ông Trần Triều Huy – Chủ tịch HĐQT HTX hành tím Vĩnh Châu cho biết: “Mỗi đợt thu hoạch, HTX cần phải mua vài trăm tấn hành của nông dân nhưng thiếu vốn nên không đáp ứng nổi yêu cầu”. Được biết, sản lượng hành tím mỗi vụ ở Vĩnh Châu lên tới cả 50.000 tấn được thu hoạch rộ trong khoảng thơi gian 1 tháng.

Rơi vào tình trạng đói vốn không kém là HTX Chanh không hạt Thạnh Phước (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang). HTX này đang nhận bao tiêu hàng trăm ha chanh của nông dân, mỗi tháng cần đến gần 1,2 tỷ đồng nhưng nguồn vốn luôn trong tình trạng thiếu hụt. Ông Nguyễn Văn Chiến - Giám đốc HTX Chanh không hạt Thạnh Phước cho biết: “HTX chỉ mới có một kho lạnh chứa khoảng 6 tấn chanh, trong khi đó mỗi lần xuất bán cần đến khoảng 26 tấn, nhưng không đủ vốn để đầu tư kho mới”.

HTX Nông nghiệp Thạnh Hoà đang cần vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô hoạt động. Ảnh: Huỳnh Xây.
HTX Nông nghiệp Thạnh Hoà đang cần vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô hoạt động. Ảnh: Huỳnh Xây.

Còn ông Đoàn Văn Bấu – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Thạnh Hoà (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) thì than vãn: “Vài năm qua, HTX muốn làm lò xay xát và lột vỏ trấu nhưng không làm được. Tôi làm thủ tục hoài vẫn không được ngân hàng duyệt trong khi đó phía Nhà nước định hướng phải phát triển HTX kiểu mới, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu lúa cho nông dân”.

Theo Liên minh HTX tỉnh Trà Vinh, toàn tỉnh hiện tại có 92 HTX đang hoạt động, bao gồm 38 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 53 HTX phi nông nghiệp. Thời gian qua, HTX trên địa bàn tỉnh đã tìm hiểu và đã xúc tiến tiếp cận nguồn vốn vay theo Nghị định 41, thế nhưng hầu hết các chính sách dành cho HTX đều gặp phải “vướng” mắc về thủ tục hành chính.

Theo tìm hiểu của phóng viên, thậm chí có một số HTX không được ngành chức năng phổ biến, hướng dẫn về thủ tục, điều kiện vay vốn nên họ không biết quy trình cụ thể như thế nào, đồng thời không biết được những chính sách, điều khoản ưu đãi dành cho các HTX.

“Hiện tại trên địa bàn tỉnh, tại các HTX đang rất khó khăn vì khó tiếp cận được với nguồn vốn chính sách. Vì vậy, các HTX chỉ nhờ vào nguồn vốn của các xã viên và nguồn hỗ trợ của tỉnh. Mới đây, tỉnh Hậu Giang đã triển khai đề án hỗ trợ kinh tế tập thể với nguồn ủy thác cho vay thông qua Ngân hàng CSXH với tổng nguồn vốn là 19 tỷ đồng. Số vốn này không phải là nhiều” - ông Châu Minh Tiến – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hậu Giang chia sẻ.

Loay hoay về tài sản thế chấp

Trước thực tế trên, để tiếp cận được nguồn vốn thì điều kiện tiên quyết là các HTX phải có tài sản thế chấp. Ông Chiến cho biết: “Để HTX xoay sở khi thiếu vốn, ông đã thế chấp tài sản cá nhân để vay. Mỗi lần, tôi vay thế chấp được 600-700 triệu đồng, khi có vốn thì trả lại. Phải chịu đóng lãi trong thời gian dài thôi, không còn cách nào khác”.

Nhiều HTX mong mỏi có được nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất. Ảnh: Huỳnh Xây.
Nhiều HTX mong mỏi có được nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất. Ảnh: Huỳnh Xây.

Cũng như ông Chiến, ông Nguyễn Hữu Nguyên - Chủ nhiệm HTX Thủy sản Châu Phú (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) cho biết, nhiều nông dân phải dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để thế chấp. Theo ông Chiến, dù Nghị định 41 đã có từ lâu, song đến nay do không ai phổ biến hướng dẫn, nên ông không biết quy trình vay cụ thể như thế nào. “Tôi nuôi cá mấy chục năm nay nhưng chưa vay được đồng nào từ chính sách ưu đãi ngân hàn”- ông Chiến nói.

Ông Nguyên cũng dẫn chứng, mới đây, chị Nguyễn Thị D – thành viên HTX đã phải thế chấp sổ đỏ của hơn hai mẫu đất (hơn 2 ha) vay 1 tỷ đồng ở Vietinbank để mua thức ăn cho cá với lãi suất 9%/năm.

Theo thống kê sơ bộ, hiện toàn tình An Giang có đến gần 100 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhưng không được giải quyết trong khi các HTX này đều có tài sản (như trạm bơm điện, thiết bị máy móc, nhà kho, lò sấy…) trị giá hàng tỷ đồng. Tuy nhiên khi cần vốn để mở rộng thêm các dịch vụ mới thì khối tài sản này không được coi là vật đảm bảo để thế chấp tại ngân hàng. Vì vậy, phần lớn các thành viên HTX phải thế chấp tài sản cá nhân để vay.

Vấn đề các HTX khó tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, ông Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho rằng: “Nguyên nhân không hoàn toàn thuộc về phía ngân hàng. Ngân hàng có nhiều vốn nhưng khó cho vay, bởi đa số các HTX, chủ trang trại không đáp ứng được những điều khoản, thủ tục cho vay. Hiện tại, phần lớn các HTX trên địa bàn tỉnh đều rơi vào tình trạng “6 không” (không trụ sở, không có hoặc rất ít vốn điều lệ, không có phương án sản xuất, kinh doanh, không hạch toán, không có hợp đồng bao tiêu, về nhân sự, ban quản lý HTX thực sự chưa đáp ứng)”.

Còn theo ông Nguyễn Văn Công - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp, ngoài việc không tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, còn nhiều vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ khác chưa thể thực hiện được. Nguyên nhân là thiếu hướng dẫn cụ thể, nhiều chính sách chồng chéo, nhiều vấn đề phát sinh khi thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp....

Ý Kiến:

GS.TS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ: Cần sự liên kết giữa ngân hàng - HTX

Mặc dù Nhà nước ta có chính sách hỗ trợ các HTX, chủ trang trại sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế còn nhiều vấn đề cần thay đổi. Bởi các ngân hàng không thể cho một đối tượng nào đó vay vốn tín chấp mà đối tượng đó không có chiến lược làm ăn bài bản, rõ ràng.

 Đối với các HTX, trang trại cũng vậy, phía ngân hàng cần phải nắm được kế hoạch phát triển HTX để biết khi nào có thể thu hồi được vốn ban đầu. Các thành viên trong HTX phần lớn là nông dân, không có trình độ kỹ thuật cao như cao đẳng, đại học nên không dễ làm được các dự án có tính chất khép kín và đảm bảo có lời. Vì vây, các ngân hàng phải có sự chủ động, phối hợp với HTX làm điều này, có lồng ghép với việc cho vay. Chúng ta cũng cần phải học hỏi ở nước ngoài, chẳng hạn các HTX ở Nhật Bản đều nhận được cấp vốn mỗi năm nhưng họ phải đưa ra kế hoạch phát triển, có sự theo dõi và xác nhận của các cấp chính quyền.

TS Lê Văn Bảnh – Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thuỷ sản và nghề muối: Sẽ có hướng điều chỉnh về quy định cho vay

Đoàn cán bộ của Bộ NNPTNT vừa có chuyến khảo sát tại vùng ĐBSCL và được phản ánh về thực trạng nông dân, HTX và doanh nghiệp nhỏ không tiếp cận được vốn ưu đãi. Nguyên nhân là do ngành ngân hàng không an tâm, mạnh dạn cho các đối tượng trên vay và sợ nợ xấu tăng. Tới đây, Bộ NNPTNT sẽ có hướng điều chỉnh về quy định cho vay ưu đãi cho nông dân, HTX, doanh nghiệp nhỏ. Những điều chỉnh này sẽ giúp hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển tốt hơn.

Ông Nguyễn Minh Vương – Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Hậu Giang: HTX phải có đề án sản xuất rõ ràng

Từ khi thực hiện cho vay thí điểm (năm 2013) đến nay, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện cho vay được hơn 15 HTX, riêng các trang trại thì mỗi huyện đều cho vay từ 10 trang trại (mức vay ở huyện là 200 triệu đồng) trở lên. Khi các HTX, trang trại muốn vay vốn ở ngân hàng thì ngoài việc có tài sản thế chấp còn phải có đủ các quyết định thành lập, xây dựng được dự án sản xuất và sử dụng từ 25 lao động trở lên. Phía Ngân hàng sẽ đến thẩm định dự án trước khi cho vay, mức cho vay tối đa là 500 triệu đồng.

Hiện nay, có tình trạng, một số trang trại, HTX vay vốn nhiều nơi nên họ không còn tài sản để thế chấp. Cái khó khăn nhất là tài sản thế chấp và phương án sản xuất, còn đối với thủ tục cho vay thì phía ngân hàng thực hiện rất nhanh. Cũng theo ông Vương, có một số HTX, trang trại mang danh nghĩa là HTX, trang trại nhưng thực tế thì không thu hút đủ số lao động cần thiết, ở quy mô nhỏ nên số vốn vay được không nhiều.

Ông Lăng Chánh Huệ Thảo – Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH TP.Cần Thơ:Chưa thể đáp ứng cho vay

Hiện tại TP.Cần Thơ chưa thực hiện cho vay đối với đối tượng HTX và trang trại. Tại địa phương chưa có nhiều HTX, trang trại có nhu cầu vay vốn. Hơn nữa đối với phía ngân hàng thì nguồn vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm chưa thể đáp ứng cho vay với đối tượng này.

Theo: trangtraiviet.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 324017

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73370988